Nông dân Phan Văn Trạng thành công với mô hình kinh tế vườn kết hợp hoa kiểng

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, học vấn thấp nhưng với ý chí cần cù vượt khó của người lính Cụ Hồ đã giúp anh Phan Văn Trạng ấp Lân Đông xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách vươn lên làm giàu trở thành nông dân sản xuất giỏi, chi hội trưởng năng nổ nhiệt tình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ địa phương giao phó.

Tham gia bộ đội năm 1981 nguyện gắn bó lâu dài đem sức trẻ của mình phục vụ quê hương đất nước, nhưng thời gian phục vụ trong quân ngũ không lâu anh mắc bệnh phải rời đơn vị trở về với gia đình. Năm 1986 anh lập gia đình cùng chị Phạm Thị Mảnh nhà ở cùng quê, ngày ra riêng được cha mẹ cho 02 công đất ruộng, sau đó anh cải tạo lên vườn trồng mía, cuộc sống hàng ngày khó khăn, vợ chồng anh phải làm đủ nghề để sống vừa trang trải  phí gia đình vừa lo cho 03 thành viên khi tuổi đời còn khá nhỏ. Anh Trạng cho biết "những năm đó kinh tế gia đình khó khăn, nhà nghèo, con đông nhưng được cái trời thương cho tôi khỏe mạnh và vườn mía phát triển tốt, năm nào cũng trúng giá nên kinh tế có phần đỡ hơn. Sau hơn 03 năm dành dụm được một ít tôi bàn với gia đình hỏi mượn của người quen mua thêm 04 công đất vườn tạp, gia đình tôi vươn lên từ đó".

image
      Mô hình sản xuất cây mai vàng hiệu quả của anh Phan Văn Trạng


Thời gian này ở địa phương xã Phú Sơn có nhiều gia đình vươn lên từ kinh tế vườn, với bản chất cần cù chịu khó anh đã tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của người quen, tìm mua một số giống cây ăn trái chất lượng như: bưởi da xanh, chôm chôm mang về trồng trên mảnh vườn của mình. Thời gian đầu chăm sóc cũng gặp không ít khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm, dần dần học hỏi người quen, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và đúc kết thực tiễn nên vườn cây ăn trái cũng bén duyên cùng anh nông dân Phan Văn Trạng. Vườn cây xanh tốt cho trái sai và giá bán luôn ổn định. Hiện tại gia đình anh đang sở hữu 10 công đất vườn trồng chuyên canh, bưởi da xanh, chôm chôm, cam, quýt, ... cây lớn nhất có tuổi đời 08 năm và cây nhỏ nhất vừa cải tạo chăm sóc được hơn 01 năm tuổi. Mỗi năm vườn cây ăn trái đặc sản của anh Trạng cho sản lượng hơn 12 tấn trái, thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong đó chiếm ưu thế là cây chôm chôm trái GAP, mỗi năm anh xử lí cho cây ra trái thu hoạch vào tháng 4 âm lịch, thời điểm đó giá bán thường ổn định cao gấp 02 lần so vụ thuận. Anh chia sẽ " Đối với cây chôm chôm việc chọn thời điểm cho cây ra hoa theo ý muốn cũng khá phức tạp, với kinh nghiệm của mình hàng năm sau khi thu hoạch trái xong tôi bắt đầu vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón phân cho cây xanh tốt đến tháng 9 âm lịch tôi siết nước, khoảng 02 tháng sau cây ra bông. Giai đoạn này cây thường bị cháy lá, qua quan sát tôi thấy nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng nhưng tưới nước không đủ ẩm cho cây hấp thu. Vì thế để khắc phục ngoài xịt ngừa dưỡng lá, trong mương giữ nước và tưới nước cho cây mỗi ngày, đặc biệt là phải tưới đẫm nước. Cách làm này tôi thấy hiệu quả rất nhiều khắc phục tình trạng cây bị cháy lá."

Bên cạnh mô hình phát triển từ vườn cây ăn trái, phát huy lợi thế từ nghề sản xuất cây giống hoa kiểng, anh Trạng còn dành một phần đất khoảng 01 công để đầu tư sản xuất cây mai vàng. Mỗi năm tận dụng khoảng trống từ vườn cây ăn trái anh ươm khoảng 20 ngàn cây mai con, lựa chọn khoảng 01 ngàn gốc lớn mang đi cắt ghép bán ra thị trường vào những dịp tết. Sản phẩm mai vàng được anh Trạng chọn đầu tư sản xuất uốn, tỉa là mai mini, nhờ chịu khó chăm sóc và chọn thời điểm thích hợp cho mai trổ bông đúng tết, nên sản phẩm mai vàng của anh Trạng làm ra luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, mỗi năm xuất bán 500 chậu cho khách hàng ở các tỉnh Tây Ninh, Vũng Tàu, Thành phố Bến Tre, ...bình quân 100 ngàn đồng/chậu, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 30 triệu đồng.

Anh trạng cho biết "so với vườn cây ăn trái, mai vàng chiếm ưu thế hơn, giá trị kinh tế cao gấp 03 lần, nhưng về khâu chăm sóc, làm mai vàng vất vả hơn vừa phải chăm sóc, bón phân, ngừa sâu bệnh và nhất là canh thời điểm cho mai trổ bông, nếu thời tiết bất lợi và thiếu kinh nghiệm làm bông, năm đó xem như mất trắng. Còn vườn cây ăn trái xem ra nhàn nhã hơn. Riêng về kinh nghiệm xử lí cho cây mai vàng ra hoa đúng tết, theo tôi khoảng tháng 9 âm lịch bắt đầu tưới phân lân+ kali+ đạm, tỷ lệ thích hợp để kích thích cho cây ra hoa, đến rằm tháng chạm bắt đầu lãi lá đối với nụ mai lớn và khi nụ mai còn nhỏ lãi lá sơm hơn"

Hiện tại với mô hình sản xuất vườn cây ăn trái gắn với làm hoa kiểng đã giúp cho gia đình anh Phan Văn Trạng vươn lên khấm khá và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp./.

Trúc Ly
Đài truyền thanh Chợ Lách

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc