Hiệu quả tổ hợp tác bưởi da xanh Hưng Nhơn xã Châu Hưng

Tổ hợp tác bưởi da xanh ấp Hưng Nhơn, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, được thành lập vào tháng 6 năm 2016, đến nay Tổ hợp tác đang dần đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống hội viên.

Tổ hợp tác bưởi da xanh ấp Hưng Nhơn hiện có 28 tổ viên, với tổng diện tích canh tác bưởi da xanh là 13,8ha, do anh Võ Phúc Hậu làm tổ trưởng. Phần lớn các diện tích bưởi da xanh của tổ đều đang trong giai đoạn phát triển, trong đó đã có hơn 3ha cho trái ổn định, năng suất đạt khá cao. Hầu hết các diện tích bưởi của tổ viên đều là diện tích được chuyển đổi từ những diện tích lúa kém hiệu quả theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

Từ khi thành lập đến nay tổ duy trì họp định kỳ hàng tháng 1 lần nhằm bám sát tình hình sản xuất của các tổ viên và thông tin về giá cả đầu ra của bưởi. Ngoài ra, các thành viên của Tổ còn thường xuyên được Hội Nông dân, ngành nông nghiệp các cấp mời tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề kỹ thuật trồng bưởi da xanh và được cán bộ kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn cách chăm sóc, định hướng sử dụng phân thuốc bảo vệ thực vật trên cây bưởi. Nhờ đó, vườn bưởi của các tổ viên đều phát triển xanh tốt và ngày càng cho năng xuất cao.

Ông Phạm Văn Thuyết, một tổ viên mạnh dạng chuyển đổi 3 công đất trồng nhãn kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh vào năm 2014 cho biết: vụ tết 2016, mặc dù là năm đầu tiên bưởi cho thu hoạch, nhưng năng suất thu hoạch đạt khá cao và lợi nhuận cao gấp 3-4 lần so với trồng nhãn trước đó, đặc biệt là khi tham gia vào tổ hợp tác giá trái bưởi được thương lái thu mua với giá cao, dao động từ 35.000-50.000 đồng/1kg.

Anh Võ Phúc Hậu, tổ trưởng tổ hợp tác bưởi da xanh cho biết: “Trước khi thành lập tổ hợp tác bưởi da xanh, trên địa bàn ấp hầu hết nông dân đều canh tác nhỏ lẽ, thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên cây bưởi phát triển chậm, dịch bệnh gây hại ảnh hưởng đến năng suất, nhất là đầu ra sản phẩm hạn chế thường bị thương lái ép giá. Từ khi thành lập đến nay thì giá trị trái bưởi da xanh của tổ hợp tác dần được khẳng định. Nhờ biết cách chăm sóc, phòng trừ các loại bệnh nên vườn bưởi của hội viên đều cho năng suất cao. Nếu trước đây anh em hội viên thu hoạch bưởi phải mang đến tận các cơ sở thu mua để bán, không quyết định được giá cả, thì ngày nay, bưởi sắp thu hoạch có thương lái đến tận vườn để thu mua”.

Việc thành lập tổ hợp tác bưởi da xanh là một hoạt động nhằm hưởng ứng chủ trương của Hội Nông dân các cấp về xây dựng mô hình tổ chức sản xuất có ý nghĩa thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc