Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi da xanh xen nhãn và nuôi bò sinh sản

Anh Cao Quốc Tiến, ở ấp long Thành, xã Long Hòa, huyện Bình Đại, cũng giống như nhiều nông dân tại địa phương chủ yếu canh tác cây nhãn tiêu huế là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình, nhưng nhiều năm trở lại đây, giá trị kinh tế từ cây nhãn mang lại không cao, lại thêm bệnh chổi rồng gây hại nặng. Sau nhiều đêm suy nghĩ và tìm hiểu thị trường, anh Tiến nhận thấy bưởi da xanh được thị trường tiêu thụ mạnh, giá luôn ở mức cao, giúp nhiều người trồng bưởi có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Từ đó, anh bắt đầu chiết nhánh bưởi từ 5 cây bưởi da xanh vốn có sẵn của gia đình trồng xen trong vườn nhãn trên diện tích 2.500m2 đất.

Ban đầu anh trồng xen 60 gốc bưởi da xanh, sau thời gian chăm sóc và thu hoạch trái, anh nhận thấy ưu điểm về hiệu quả kinh tế nổi trội của cây bưởi da xanh so với cây nhãn. Từ đó đầu năm 2013, anh tiếp tục chiết nhánh nhân rộng trồng chuyên canh bưởi da xanh trên diện tích 2.000m2 đất ruộng đã được đắp mô cao. Hiện tại vườn bưởi của gia đình anh Tiến đang cho trái chiến, dự kiến vào dịp tết cho thu hoạch rộ.

Theo anh Tiến: bưởi da xanh trồng khoảng 3 năm bắt đầu cho trái chiến và kể từ năm thứ 2 trở đi, cây bắt đầu cho trái ổn định. Nếu canh tác đúng kỹ thuật, cây sẽ cho năng suất rất cao. Thời gian qua, giá bưởi da xanh thường dao động ở mức 40.000 đồng – 50.000 đồng/kg, riêng vào mùa bưởi tết, giá tăng lên 60.000 đồng/kg, đối với bưởi có trọng lượng 1,2kg. Từ 2.500m2 đất trồng bưởi xen nhãn, mỗi tháng anh thu hoạch được khoảng 70-80kg, đem về cho anh nguồn thu nhập từ 3-4 triệu đồng. Riêng vào dịp tết thu hoạch 2 tấn trái, anh thu về 120 triệu đồng.

 
 Anh Cao Quốc Tiến (áo xanh) bên vườn
bưởi trồng xen nhãn của gia đình

 

Đối với cây nhãn, mỗi năm cho thu hoạch 1 lần vào cuối năm, sản lượng đạt 2 tấn, bán với giá 10 ngàn đồng/1kg, anh có thêm nguồn thu nhập 20 triệu đồng.

Ngoài ra, để tận dụng nguồn đất, nguồn phân bón và nguồn nước tưới hữu cơ cho vườn bưởi – nhãn. Năm 2006, anh Tiến đầu tư mua 01 con bò giống về nuôi và trồng xen các loại có dồi dào dinh dưỡng trong vườn nhà như: cỏ voi, cỏ lông tây, cỏ sữa.

Nhờ nguồn thức ăn dồi dào cộng với khâu chăm sóc kỹ, đàn bò phát triển tốt. Hiện tại, trong chuồng bò của gia đình anh Tiến đã tăng lên 5 con bò lớn nhỏ, trong đó có 04 con bò mẹ, 01 con bò con, chưa kể anh đã bán được 04 con bò đực, bò đực đẻ ra nuôi 06 tháng anh bán với giá từ 15-20 triệu đồng/1 con tùy theo giống bò, riêng bò cái anh để nhân giống.

Anh Tiến chia sẻ với chúng tôi về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn bưởi xen nhãn như sau: bưởi trồng xen nhãn cách 4m, bưởi cũng thuộc họ ưa bóng râm nên trong quá trình trồng chỉ tỉa thưa nhánh nhãn thì bưởi phát triển mạnh, trồng bưởi da xanh không tốn công chăm sóc nhiều như các loại cây trồng khác (chỉ việc theo dõi các mầm bệnh) và chủ yếu xử lý cắt nước ra bông 10 ngày, định kỳ 01 tháng ủ phân chuồng hoai kết hợp với nấm ni-cô-ter - ma và phân lân hoặc phân 20 – 20 – 15 bón vào gốc bưởi 1 lần tùy từng độ tuổi của cây mà có liều lượng bón phân phù hợp (từ 100 gram-300 gram phân và 1-2 bao phân chuồng)/1 cây để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Khi cây ra trái 20 ngày anh tiến hành rải phân kali để giúp cho trái sau thu hoạch có nhiều nước, nước ngọt và ở hai đầu bưởi không bị chai. Đặc biệt, nguồn nước tưới cho cây bưởi, anh Tiến dùng nguồn nước thải ra từ chuồng nuôi bò, nhờ đó vườn bưởi của anh lúc nào cũng xanh tốt và cho trái sai.

 
 Chuồng bò tăng lên 5 con lớn nhỏ nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt.

 

Từ tiền bán bưởi, nhãn và bò, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh Tiến có lợi nhuận từ 120 đến 150 triệu đồng.

Mô hình trồng bưởi da xanh xen nhãn và nuôi bò sinh sản của anh Cao Quốc Tiến, là một hiệu quả thực tế chứng minh cho việc trồng xen nuôi xen tại địa phương nói riêng và huyện Bình Đại nói chung, để người trồng nhãn kém hiệu quả trong huyện học tập nhân rộng./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc