Mô hình nuôi hàu thương phẩm giúp bà con xã Thới Thuận phát triển kinh tế

Nhận thấy mô hình nuôi hàu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, thời gian qua, người dân xã Thới Thuận, huyện Bình Đại đã đóng giàn, bè đầu tư nuôi hàu tại các vùng cửa sông. Trong một thời gian ngắn, mô hình nuôi hàu phát triển nhanh và giúp nhiều hộ dân nơi đây phát triển kinh tế gia đình, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại địa phương.

Xã Thới Thuận là xã biển và có lợi thế là con sông Hàm Luông và sông Ba Lai chảy qua, giàu nguồn lợi phát triển thủy sản, trong đó, số lượng hàu giống không thua kém các vùng lân cận. Vì vậy, đây là vùng đất thích hợp phát triển nghề nuôi hàu thương phẩm.

Được biết, trước đây, người dân không chú trọng nghề nuôi hàu, nguồn hàu thương phẩm chủ yếu sinh sống tự nhiên. Trong thời gian đầu vào năm 2013, có 3 đến 4 hộ nuôi thí điểm hàu bằng giàn. Kỹ thuật nuôi  đơn giản, chỉ cần chọn vị trí nuôi phù hợp, giăng giây thành giàn, chọn vật bám như tol, vỏ hàu treo lên giàn rồi thả sông rạch, nơi có nguồn nước chảy để lấy giống. Sau 1 tháng, hàu giống xuất hiện trên vật bám. Sau khi thả nuôi, kết quả ngoài mong đợi, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi chi phí đầu tư thấp, rủi ro thấp, giá cả ổn định, thị trường ưa chuộng.

Điển hình tại hộ ông Trương Văn Ron, ấp Thới An, ông Ron là một trong những người đầu tiên thả nuôi hàu tại địa phương. Ông học hỏi kỹ thuật qua người quen vùng nuôi hàu rồi về đóng giàn, treo vật bám khoảng 1,5 tấn tol thả nuôi. Một giàn nuôi hàu được thiết kế từ 30 đến 50 m2. 10 tháng sau, hàu đạt cỡ từ 3 đến 5 con/kg. Lúc này, ông thu hoạch hơn 3 tấn hàu vỏ, giá trung bình 22 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ chi phí, ông thu lãi trên 40 triệu đồng. Sau khi nuôi thí điểm, ông Ron đầu tư làm giàn thả nuôi với số lượng vật bám 8 tấn tol.  Hiện, giàn hàu của ông đang phát triển tốt, dự dịnh khoảng giữa năm sau, ông Ron sẽ thu về số lượng lớn hàu thương phẩm. Từ đây, kinh tế gia đình ông đã trở nên khấm khá.

Cách nhà ông Ron vài hộ, chúng tôi đến thăm gia đình anh Đỗ Văn Thông đang lúc vợ chồng anh đang thu hoạch hàu. Được biết, kinh tế vợ chồng anh Thông lúc trước sống chủ yếu làm thuê, làm mướn, chỉ đủ lo cơm gạo trong nhà, nhiều lúc ốm đau phải thiếu hụt. Sau khi thấy được hiệu quả của mô hình nuôi hàu vùng lân cận, anh đi chặt cây, thu gom 1 tấn vỏ hàu rồi lập giàn, thả xuống con sông Hàm Luông chảy qua mé sau nhà. Từ lúc thả nuôi đến nay khoảng 11 tháng, anh thu hoạch với ước tính đạt 2 tấn hàu vỏ, trừ chi phí, anh cũng kiếm được 30 triệu đồng. Từ số tiền thu hoạch hàu, vợ chồng anh Thông dự định cất lại ngôi nhà. Hiện, vợ chồng anh chắt chiu số vốn thả nuôi tiếp tục 2 tấn vỏ hàu và tol. Theo anh Thông chia sẽ, năm tới, anh thu hoạch số lượng nhiều gấp đôi, từ đó, kinh tế gia đình anh sẽ phát triển hơn.

 
Gia đình anh Thông đang thu hoạch hàu thương phẩm

 

Theo lời ông Võ Văn Hời-Chủ tịch Hội nông dân xã Thới Thuận, Bình Đại: “Trước lợi nhuận của việc nuôi hàu, nhiều người dân địa phương, nhất là hộ nghèo mạnh dạn hơn trong việc đầu tư nuôi hàu thương phẩm. Do đó, số lượng người nuôi hàu tăng dần, mô hình nuôi hàu phát triển nhanh chóng tại xã. Năm 2014, diện tích nuôi hàu là 2 ha, đến nay, diện tích nuôi tăng 3,5 ha với 120 hộ nuôi tại các ấp Thới An, Thới Hòa 1, Thới Lợi 2. Trong thời gian tới, Hội nông dân xã tiếp tục xin kiến nghị về các cấp trên tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi hàu cho người dân, góp phần giúp người dân nuôi hàu đạt hiệu quả. Đồng thời, vận động người dân nuôi hàu theo đúng phần diện tích ở các cửa sông, tránh lấn chiếm lòng sông, gây cản trở cho việc lưu thông tàu thuyền, góp phần hướng tới phát triển mô hình hàu phát triển kinh tế ổn định cho người dân”.

Nhận thấy, mô hình nuôi hàu thương phẩm đã giúp cho bà con vùng biển xã Thới Thuận vươn lên phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, theo ngành chức năng thi việc nuôi hàu bằng tol gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo lẽ đó, để nghề nuôi hàu phát triển bền vững, rất mong các cấp chính quyền địa phương cần có nhiều giải pháp cụ thể, tích cực vận động người dân tránh sử dụng tol để nhân nuôi hàu mà nên thay vào đó các loại võ nhuyễn thể tự nhiên nhằm bảo vệ môi trường sinh thái thủy sản, sức khỏe người tiêu dùng, góp phần phát triển bền vững mô hình nuôi hàu, giúp người dân làm giàu chính đáng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc