Với 2.000m2 đất trồng ớt Sừng trâu cho lãi ròng 40 triệu đồng/1 vụ

Ớt là loại cây trồng không xa lạ với người nông dân, tuy nhiên trước đây nhiều người chưa quan tâm đầu tư nên năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Vài năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên từng vùng đất, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bình Đại đã mạnh dạng đầu tư trồng ớt thay cho cây mía và cây lúa kém hiệu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, mô hình trồng ớt sừng trâu trên 2.000m2 đất mía của anh Nguyễn Văn Thanh, ở ấp Giồng Hổ, xã Thới Lai, mỗi vụ cho lãi ròng trên dưới 40 triệu đồng.

Trước đây, với 2.000m2 đất trồng mía, giá cả bấp bênh, mỗi năm cho thu nhập kém, đời sống kinh tế khó khăn. Năm 2014, qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Nguyễn Văn Thanh quyết định trồng loại cây mới phù hợp với vùng đất và anh đã mạnh dạn chuyển 2.000m2 đất trồng mía sang trồng giống ớt sừng trâu ngắn ngày cho thu nhập nhanh, giá bán khá cao.

Theo anh Nguyễn Văn Thanh thì: “Ưu điểm nổi trội của giống ớt sừng trâu là dễ trồng, khả năng thích nghi cao, thị trường tiêu thụ ổn định, trái to, hương vị cay nồng, cho năng suất cao. Không những vậy, ớt sừng trâu còn thích hợp trên tất cả các loại đất, từ đất giồng cát đến đất thịt. Do được đầu tư chăm sóc tốt và thăm tưới hàng ngày nên vườn ớt sừng trâu của gia đình anh Thanh luôn phát triển tốt, cây nhiều nhánh, cành lá sum sê, ra trái sai và đồng đều”.  

Anh Thanh cho biết: “Thời gian thu hoạch ớt sừng khá nhanh kể từ lúc đặt cây giống đã được ươm sẵn xuống liếp trồng, thì khoảng từ 90 – 120 ngày sau cây ớt bắt đầu cho trái. Loại ớt sừng trâu có đặc điểm cho trái chín rộ và đồng loạt nên thuận lợi cho việc thu hái.

 
 Anh Nguyễn Văn Thanh tưới nước hàng ngày cho vườn ớt sừng trâu

 

Mỗi năm anh Thanh trồng ớt sừng trâu 01 vụ - luân canh với cây màu khác để tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Đặc biệt, trồng ớt sừng trâu để bán được giá cao, không bị tình trạng dồn hàng ép giá thì thời gian luôn là yếu tố quyết định, do đó sau khi thu hoạch dứt điểm vụ cây màu đầu năm, vào khoảng trung tuần tháng 6, anh bắt đầu đặt giống cây ớt xuống, nhằm đảm bảo đến cuối tháng 9, ớt cho thu hoạch và bán với giá bán dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg.

Ngoài ra, ớt cần bón nhiều Kali để giúp cứng cây và bón NPK để kháng sâu bệnh và bón thúc mỗi đợt khi cây bắt đầu ra bông, đậu trái. Đến lúc cây cho trái nên bón phân thường xuyên để cây được khỏe mạnh duy trì cho trái lâu.

 
 Anh Thanh thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh trên cây ớt

 

Trong quá trình chăm sóc, anh Thanh thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh và chủ động phòng trị các đối tượng sâu bệnh gây hại trên ớt như bọ trĩ, sâu ăn tạp, bọ cánh phấn, rầy mềm, sâu đục trái, để có biện pháp phòng trị kịp thời.


Anh Thanh cho biết thêm: “Nhược điểm đối với ớt sừng trâu thì bệnh thường gặp là bệnh thối trái khi ớt già đến chín. Biết rõ nhược điểm của dịch bệnh, trong quá trình trồng và chăm sóc, anh Thanh thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh từ lúc ớt có trái non, để có những giải pháp phun xịt ngăn chặn kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất”.

Có thể nói, mô hình trồng ớt sừng trâu không có gì mới đối với người nông dân, nhưng để trồng ớt sừng cho năng suất và lợi nhuận cao, có đầu ra thuận lợi, thì người nông dân cần phải biết thăm nhập thị trường để chọn được thời điểm trồng ớt sừng thích hợp thì cây ớt sừng trâu sẽ và mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần làm giàu cho gia đình./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc