Mô hình trồng bưởi da xanh của lão nông Võ Văn Xù

Dựa vào ưu thế cây cho trái quanh năm và giá thành luôn ổn định so với các loại cây ăn trái khác, lão nông Võ Văn Xù, sinh năm 1953 ấp Tân Trung xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách đã phát triển mô hình trồng bưởi da xanh. Bởi lẽ theo ông đây là loại cây tiềm năng không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn phù hợp với tuổi già.

Ông Xù cho biết, ông tham gia bộ đội vào năm 1970 với nhiều nhiệm vụ khác nhau đến năm 1993 xuất ngũ trở về gia đình. Lúc này ông bắt đầu cải tạo lại vườn tạp và trồng nhiều loại cây ăn trái nhưng thu nhập bấp bênh. Qua nghiên cứu thị trường ông biết đến giống bưởi da xanh và tìm đến xã Tân Thanh Tây huyện Mỏ Cày mua giống về trồng. Ban đầu ông Xù mua 30 nhánh bưởi da xanh với ý định trồng thử và không nghĩ rằng loại trái cây này sẽ cho hiệu quả cao. Nhưng kể từ khi cây trồng thích nghi với đất, cho trái đạt năng suất cao nên ông đã quyết định nhân thêm giống trồng chuyên canh bưởi da xanh trên diện tích hơn 4000m2, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng. Trong đó cây lớn nhất hơn 10 năm tuổi và cây nhỏ nhất 4 năm tuổi. Hiện tại vợ chồng ông đang canh tác diện tích hơn 2 công bưởi da xanh, thu hoạch rãi vụ kể từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, ước tổng thu nhập hơn 70 triệu đồng/năm. Riêng 2 công bưởi còn lại ông cho người con trai sau khi lập gia đình. 

 
 Ông Võ Văn Xù bên vườn bưởi da xanh cho trái ổn định


Ông Xù chia sẻ: “Trước khi đến với mô hình trồng bưởi da xanh, tôi trồng nhiều loại cây ăn trái khác nhưng giá thành luôn bấp bênh, điệp khúc trúng mùa mất giá là chuyện thường tình mà nông dân luôn đối mặt. Nhưng kể từ khi chuyển sang trồng bưởi da xanh gia đình tôi có cuộc sống ổn định, tháng nào cũng có bưởi để thu hoạch”.

Theo như ông Xù chia sẽ thời gian qua trên thị trường một số loại cây ăn trái có giá bấp bênh, chôm chôm thái, chôm chôm đường có lúc rớt xuống chỉ còn vài ngàn đồng/kg làm cho nhiều nông dân bị thua lỗ. Tuy nhiên với thị trường bưởi da xanh luôn ổn định, giá thấp nhất cũng vài chục ngàn đồng/kg. Hiện tại bưởi da xanh loại I trên thị trường có giá dao động  48-50 ngàn đồng/kg. Với mức giá này đã giúp cho nhiều gia đình trồng bưởi có nguồn nhập khá.

Trở lại với gia đình ông Xù, tuy diện tích chỉ có hơn 2000m2 nhưng mỗi năm gia đình ông có thu nhập hơn 70 triệu đồng. Để có kết quả này, ông Xù cho biết: “Cây bưởi da xanh vốn thích hợp với vùng đất cao ráo, không chịu ẩm thấp, vì thế để vườn bưởi đạt hiệu quả cao khi trồng phải lên mô và khi cây phát triển tốt, cho trái ổn định đào rãnh để rõ nước tránh bị vàng lá thối rễ. Cây bưởi tuy không thích nghi trồng ở vùng đất ẩm thấp nhưng tuyệt đối không nên để cây mất nước. Vì thế với kinh nghiệm của tôi vào mùa nắng tôi be bờ xung quanh gốc bưởi và bơm nước vào, khoảng 3 ngày tôi nước nước 01 lần. Cách làm này đất vẫn đủ độ ẩm đảm bảo cho cây bưởi xanh tốt”.

 
 Vườn bưởi nhà ông Xù được đào xẻ rãnh tránh ngập úng


Được biết toàn xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có tổng diện tích bưởi da xanh khoảng 70 héc ta, tập trung nhiều tại ấp Tân Trung, Thanh Trung và Phú Hưng. Trong đó có hộ trồng lâu năm đang thu hoạch trái và có hộ mới trồng, từ mô hình trồng bưởi da xanh đã giúp cho nhiều gia đình vươn lên khấm khá.

Năm 2010 để ổn định sản xuất, Hội Nông dân xã Hưng Khánh Trung B tập hợp nông dân trồng bưởi lại và thống nhất thành lập tổ bưởi da xanh xã Hưng Khánh Trung B, có 53 hộ tham gia. Qua thời gian dài đi vào hoạt động tổ bưởi da xanh xã không chỉ phát triển mạnh về diện tích mà số lượng tổ viên tham gia ngày càng nhiều từ đó tổ BDX xã Hưng Khánh Trung B đã tách ra thành 03 tổ hoạt động riêng biệt tại 03 ấp. Điển hình là tổ bưởi da xanh ấp Tân Trung có 21 hộ tham gia, tổng diện tích 14 héc ta, tổ hoạt động rất hiệu quả, hàng tháng sinh hoạt định kỳ, do ông Võ Văn Xù làm tổ trưởng. Nông dân tham gia vào tổ rất phấn khởi bởi trong quá trình tham gia hoạt động tại tổ bưởi, nông dân được tiếp cận nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới, được trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất giữa bà con nông dân với nhau từ đó góp phần giảm được những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Ngoài ra sau khi tham gia vào tổ nông dân đã liên kết trong vấn đề đầu ra sản phẩm tránh bị thương lái ép giá./.

Vốn là tổ trưởng tổ bưởi da xanh ấp Tân Trung, ông Võ Văn Xù nhận thấy rằng cây bưởi da xanh vốn cho hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên việc chăm sóc không hề đơn giản, do đó để có được sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng đòi hỏi nông dân nắm bắt tiến bộ KHKT mới vận dụng vào sản xuất và liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc