Nông dân xã Phú Long thoát nghèo nhờ trồng rau màu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Phú Long, huyện Bình Đại đã khai thác tối đa các diện tích đất ruộng, đất vườn đầu tư phát triển mạnh nghề trồng rau màu và tăng hệ số quay vòng sử dụng đất, góp phần cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều bà con nông dân trồng rau màu của xã cho biết: rau màu rất dễ trồng, thị trường đầu ra tương đối ổn định, công chăm sóc nhẹ, chi phí đầu tư thấp vì ít sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt quay vòng vốn nhanh. Nhờ ưu điểm này, nhiều hộ dân trước đây không trồng rau màu, khi có điều kiện đã mạnh dạn đầu tư vốn, chọn loại màu thích hợp để trồng nhằm tạo việc làm cho gia đình, có thu nhập ổn định.

Mỗi công đất trồng rau màu ban đầu chỉ cần đầu tư vài trăm ngàn đồng một vụ, nhưng cho năng suất khá cao, trung bình từ 2-2,5 tấn, giá bán dao động từ 3.000 – 10.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Nhờ đó, sau khi trừ chi phí, mỗi công rau màu cho thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/1 vụ.

Bà Trần Thị Mỹ Ngọc, ở ấp Giồng Kiến, có 1.000m2 đất trồng đủ các loại cải xanh, cải bẹ dúng, sau 40 ngày gieo trồng bắt đầu cho thu hoạch. Hiện trung bình mỗi ngày vườn rau nhà bà Ngọc cho thu hoạch khoảng 100kg rau các loại, cho thu nhập trên 150 ngàn đồng

 
 Mô hình trồng cải xanh các loại cuả bà Ngọc
mỗi ngày thu nhập hơn 150 ngàn đồng

 

Cứ thế, vụ này nối tiếp vụ kia và gia đình bà Ngọc đã gắn bó với nghề trồng rau đã 30 năm và nhờ trồng rau cải mà gia đình bà đã vươn lên thoát nghèo.

Hay chị Nguyễn Thị Hà, gia đình không có đất sản xuất, năm 2014, chị thuê 1.000m2 đất ruộng, với giá 2,5 triệu đồng/1 năm, đầu tư trồng 02 vụ màu - 01 vụ lúa.  Chị Hà cho biết: vào khoảng tháng 11 chị lên liếp trồng bắp lai, khoảng 02 tháng 10 ngày cho thu hoạch, đến tháng 4 chị xuống giống trồng dưa gang.

 
 Mô hình trồng dưa gang của chị Hà cho thu nhập cao

 

Theo chị Hà thì: dưa gang có mùi thơm, tính hàn, tốt cho sức khỏe, thích hợp trồng trong mùa nắng, môi trường nước ngọt, lợ hay mặn đều thích nghi. Dưa gang dễ chăm sóc, trồng khoảng 35 ngày cho thu hoạch kéo dài 20 ngày kết thúc, bán với giá 5.000 đồng/1kg. Thu hoạch xong vụ dưa gang, khi mưa xuống, chị tiến hành làm đất cấy lúa.

Hiện nay, rau màu Phú Long chủ yếu tiêu thụ tại các chợ xã và chợ huyện. Nhờ phát triển trồng rau màu đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm còn 5,22% theo tiêu chí mới. Để nghề trồng rau màu ở Phú Long phát triển bền vững, địa phương và các ngành chức năng huyện đã và đang quan tâm hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rau màu cho các hộ nông dân, đưa các loại rau, củ mới, có chất lượng cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt vào sản xuất, từng bước hình thành vùng chuyên canh trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu của thị trường./.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc