Những mẫu chuyện sinh động về Bác Hồ qua từng tiết học Lịch sử của trường THCS An Thới

Lồng ghép việc giảng dạy môn Lịch sử gắn với giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (HCM) bằng những mẫu chuyện rất sinh động và thú vị, cô giáo Phạm Thị Huệ (giáo viên trường THCS An Thới – Mỏ Cày Nam) không chỉ là một giáo viên tận tụy với nghề mà còn là một trong những tuyên truyền viên tích cực trong việc hướng dẫn các em học sinh học tập và noi theo tấm gương đạo đức của Bác. Với nhiều ý tưởng hay ứng dụng vào giảng dạy, cô Huệ vinh dự vừa đạt giải khuyến khích trong Hội thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IV.

 
dh                               Tiết học Lịch sử của cô Huệ gây sự hào hứng trong học sinh.

Tốt nghiệp cử nhân sư phạm Sử, cô giáo Phạm Thị Huệ (SN 1973) về công tác tại Trường THCS An Thới. Mười chín năm dạy học, vốn yêu nghề và tận tụy với công việc, cô Huệ được tuyên dương khen thưởng với nhiều thành tích sáng tạo trong việc lồng ghép giảng dạy môn lịch sử. Bởi cô Huệ không chỉ giảng dạy những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn lồng ghép việc dạy tư tưởng đạo đức HCM bằng những mẫu chuyện lịch sử, các câu chuyện về Bác có liên quan. Từ đó, giúp các em học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ sâu sắc từng mẫu chuyện về tấm gương sáng của vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của ngành giáo dục đào tạo về việc lồng ghép tư tưởng đạo đức HCM vào các môn học là điều bắt buộc. Theo cô Huệ khi tiến hành lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức HCM trong bài giảng môn Lịch sử là một điều không đơn giản. Nhiều giáo viên phải đắn đo, suy nghĩ chọn lựa phương pháp tích hợp lồng ghép như thế nào để vừa đảm bảo nội dung kiến thức bài học, vừa giáo dục được tư tưởng đạo đức HCM cho các em học sinh. Việc khéo léo vận dụng các phương pháp lồng ghép này, sẽ làm cho không khí tiết học sinh động hơn nếu như giáo viên biết vận dụng lời một số bài hát có liên quan nội dung bài học để làm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

Với suy nghĩ đó nên việc lồng ghép dạy tư tưởng HCM vào môn lịch sử được cô Huệ áp dụng với nhiều hình thức sinh động, giàu hình tượng như: dùng tư liệu hình ảnh, phim ngắn, âm nhạc, thơ văn có liên quan đưa vào nội dung bài giảng. Ngoài ra, cô còn đề xuất cho học sinh thực hiện tiết thực hành ngoại khóa môn lịch sử với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng hình thức tổ chức cho các em  thi kể chuyện về tấm gương đạo đức HCM lồng ghép vào tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.

Bên cạnh đó, cô còn có sáng kiến cho các em đi tham quan những Di tích lịch sử gần nhất tại địa phương có gắn liền với nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức HCM như: bảo tàng, di tích. Việc này, sẽ giúp các em học sinh cảm nhận sâu sắc được tấm gương đạo đức của Bác Hồ toát lên từ chính trong suy nghĩ, việc làm của Bác trong từng vần thơ, câu văn của Người. Hiểu được điều này thì nhận thức của học sinh về Bác sẽ càng thâm thúy hơn.

Từ sáng kiến trên, kết quả bước đầu mang lại rất phấn khởi, nhiều học sinh của trường đều có chung niềm cảm xúc: “Trước đây, chúng em cảm thấy học môn lịch sử rất khó nhớ, nhất là những sự kiện rất khô khan và học bài thì khó thuộc, nhiều sự kiện khiến chúng em không thể nào nhớ hết, nhưng từ khi học những tiết học của cô Huệ thì chúng em không còn cảm thấy khó khăn. Bởi chúng em được cô hướng dẫn bằng những mẫu chuyện và những hình ảnh về Bác, khiến chúng em cảm thấy rất hứng thú bởi nội dung của từng bài học. Vì thế chúng em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn”.

Cô Huệ còn cho rằng: “Theo tôi, nên dùng chính Văn, thơ của Bác vào giảng dạy, điều đó sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức HCM. Việc làm này còn giúp học sinh hình thành thái độ, tình cảm và hành vi ứng xử đúng mực theo tư tưởng đạo đức của Bác bằng những việc làm cụ thể xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Hiểu được điều đó, học sinh sẽ có ý chí vươn lên trong học tập, rèn luyện bản thân, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước. Học sinh ghi nhớ sâu sắc hơn nhờ kết hợp âm thanh, hình ảnh, thơ, âm nhạc có chọn lọc có liên quan đến bài giảng”. Với những sáng kiến và công sức của cô giáo Phạm Thị Huệ đã góp phần rất tích cực vào việc phấn đấu hoàn thành tốt sự nghiệp “Trăm năm trồng người”.

Hồng  Phượng

Đài Truyền Thanh Mỏ Cày Nam

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc