Giải pháp mới giáo dục học sinh Tiểu học chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, nhiều giáo viên đã có ý tưởng nghiên cứu, từ những vật liệu rất đơn giản để sáng tạo ra những bộ đồ dùng dạy học thật độc đáo. Những bộ đồ dùng dạy học này là hình mẫu đẹp mắt, rất gần gũi với cuộc sống, nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh trong từng tiết học

 
atgtTừ những vật liệu xốp, ống hút... được các giáo viên tận dụng để làm đồ dùng dạy học rất bắt mắt.

Sáng kiến hay mà chúng tôi muốn nhắc đến là bộ đồ dùng dạy học môn an toàn giao thông (ATGT) của cô trò Trường tiểu học Tân Hội (Mỏ Cày Nam). Là một giáo viên trẻ mới tốt nghiệp ra trường năm 2012, cô Trần Thị Thúy Kiều (SN 1991) về công tác tại Trường tiểu học Tân Hội. Nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh tiếp thu được với thực tế chứ không phải là những bài giảng lý thuyết suông, cô Kiều đã cùng với cô Lê Thị Thủy (SN 1980-giáo viên dạy lớp 4 của Trường tiểu học Tân Hội) đã tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra bộ đồ dùng dạy học có ý nghĩa thực tiễn trong việc dạy môn ATGT. Theo đó, từ các nguyên liệu đơn giản như: gỗ, đinh, mót, đồ chơi bằng nhựa, ống hút, chai nhựa, cây cỏ bằng nhựa, nắp hộp bánh, kim cúc, keo dán, decal, đèn màu, đèn chớp, dây điện, ổ cắm, công tắc, ống dẫn nước,… hai giáo viên trẻ này đã tự thiết kế ra mô hình dạy học khá sinh động.

Nhiều năm nay, Trường Tiểu học Tân Hội đã có những biện pháp hữu hiệu vào hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh. Trao đổi về giải pháp này, cô giáo Lê Thị Thủy cho rằng, nhờ ứng dụng bộ đồ dùng vào dạy môn ATGT đã góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng lên rõ rệt. Mô hình này được thiết kế tách rời từng bộ phận: chân đế, đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, các tấm bảng... Tất cả được ghép với nhau nhờ các chốt, lỗ cắm. Theo cô Lê Thị Thủy và cô Trần Thị Thúy Kiều đều cho biết: “Việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích bộ môn hay không phần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung chương trình. Trước đây, việc giáo dục ATGT trong trường chúng tôi được giảng dạy thông qua sách “Giáo dục ATGT”, trình chiếu giáo án điện tử với những hình ảnh chụp lại, quay phim ghi hình lại. Nhưng chúng tôi nhận thấy hiệu quả chưa thật sự cao đối với học sinh tiểu học. Học sinh có hứng thú nhưng chỉ nhìn thấy qua màn ảnh chưa tiếp cận được thực tế gần gũi để hình thành được kĩ năng tham gia giao thông. Chúng tôi muốn các em hăng say tìm tòi những kiến thức cơ bản của bài học một cách chủ động nên mới nghĩ ra cách sáng tạo mô hình này”.

Ngoài ra, cô Thủy và cô Kiều lý giải về lợi ích của bộ đồ dùng học tập, tất cả được hai giáo viên thiết kế giả định ở một không gian thu nhỏ của một góc đô thị, giúp học sinh như được tiếp cận với thực tế. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tín hiệu giao thông trên các ngã tư, bằng việc sử dụng hệ thống công tắc để điều khiển đèn tín hiệu. Ngoài ra, mô hình còn có hệ thống biển báo, vòng xuyến, trụ đèn tín hiệu giao thông được thiết kế bằng ống dẫn nước; mỗi trụ được khoan thủng để lắp 3 bóng đèn màu đỏ, vàng, xanh. Phần đuôi đèn được nối sẵn với dây điện. Hộp đèn được thiết kế bằng mốp màu nâu và bìa nhựa trong theo dạng hình hộp chữ nhật, được thiết kế theo hướng có thể thay đổi cho phù hợp với từng nội dung bài học. Đó chính là những điểm mới của giải pháp mà cô Kiều và cô Thủy đã sáng tạo và thực nghiệm thành công trong các giờ giáo dục ATGT.

Mô hình ATGT đã được áp dụng trong phạm vi toàn trường từ tháng 01 năm 2013. Năm học 2013-2014 là năm thứ 2 Trường Tiểu học Tân Hội tiếp tục thực hiện thành công mô hình ATGT đường bộ vào giảng dạy. Nói thêm về lợi ích của mô hình này, cô Thủy chia sẻ: “Mô hình có thể vận dụng để giảng dạy các bài về ATGT ở tất cả các khối lớp cấp tiểu học. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để dạy môn tự nhiên xã hội các bài về thành phố, thị xã, khu chung cư, các phương tiện giao thông. Thời gian qua, từ việc giảng dạy bằng mô hình, giờ học ATGT thực sự cuốn hút học sinh. Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường còn luôn quan tâm giáo dục ý thức ATGT cho học sinh trở thành công dân có ý thức tự giác chấp hành các quy định ATGT khi tham gia giao thông.

Với thành công phấn khởi trong việc sáng tạo ra mô hình dạy học môn ATGT  tạo sự đón nhận và tiếp thu hào hứng của học sinh tiểu học, vừa qua hai giáo viên trẻ Lê Thị Thủy và Trần Thị Thúy Kiều vừa vinh dự nhận giải nhì trong Hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật tỉnh Bến Tre lần IV.

Hoa  Phượng

Đài Truyền thanh Mỏ Cày Nam

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc