Người thầy sáng kiến ra bộ đồ dùng dạy hình học không gian đặc biệt

Với sự say mê, sáng tạo trong cách giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Hoàng Long (SN 1965, giáo viên Toán của trường THPT Chêguêvara,  huyện Mỏ Cày Nam) đã tìm tòi và sử dụng giấy lịch, vé số đã bỏ đi để thiết kế ra nhiều “khối đa diện đều”, áp dụng vào dạy môn hình học không gian, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Với sáng kiến này, thầy Long vừa vinh dự được nhận giải khuyến khích trong Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần IV.

 
hhkgThầy giáo Nguyễn Hoàng Long giới thiệu bộ khối đa diện tự làm dùng vào việc dạy môn hình học không gian.

Tốt nghiệp cử nhân sư phạm, thầy giáo Nguyễn Hoàng Long về công tác ở trường THPT Chêguêvara đã nhiều năm nay. Để giúp học sinh có những giờ học thật bổ ích, hứng thú và say mê học tập nhất là môn hình học không gian, thầy Long đã tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy bằng hình mẫu Khối Đa diện đều. Mô hình này, được thầy Long áp dụng kỹ thuật “Gấp hình nghệ thuật Origami” của Nhật Bản.

Thầy Long cho biết, các khối đa diện đều, học sinh khối 12 được học trong chương trình hình học không gian, từ trước đến nay nhiều giáo viên Toán cũng đã hướng dẫn các em tự làm theo chỉ dẫn của sách giáo khoa. Tuy nhiên, các mô hình này đều là mô hình vẽ, cắt, dán, nên chưa có giải pháp nào tương tự như thầy Long đã thực hiện. Để tạo ra các hình mẫu, theo thầy Long là không khó. Các khối hình đều được thực hiện bằng cách gấp hình nghệ thuật chứ không phải mẫu cắt dán. Mẫu hình còn mang tính kết hợp kỹ thuật của các ngành: không chỉ là mẫu hình của Hình học không gian của Toán học mà còn là các mẫu hình của Sinh học, các mô hình phân tử Hóa học, mô hình các Nguyên tử được áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Toán khối 12.

Trao đổi về kết quả của giải pháp này, thầy Long cho biết hầu hết học sinh và các giáo viên bộ môn đều thấy thích thú với nhiều mẫu hình này. Thời gian qua, việc áp dụng mô hình “khối đa diện đều” vào giảng dạy làm cho tiết học của thầy Long không quá cứng nhắc, khô khan bằng những đường thẳng, đường cong phức tạp. Tham gia tiết học học sinh không chỉ được quan sát trực tiếp các khối đa diện đều để dễ dàng mô tả chúng, mà còn thấy được tính nghệ thuật trong các mô hình.

Từ thành công này, thầy Long phấn khởi nói: “Nhờ các dụng cụ có tính nghệ thuật, đẹp mắt mà tôi đã miệt mài làm nên khiến học sinh ham học hỏi hơn, tạo cho các em niềm say mê với bộ môn. Học sinh được tiếp cận nhanh hơn, hiểu và còn giúp cho các em thấy được sự đa dạng của khối đa diện đều trong thực tế”. So với các mô hình đã có từ trước, do các học sinh hoặc giáo viên đều thực hiện từ kỹ thuật cắt, dán theo hướng dẫn của sách giáo khoa, trong khi đó, mô hình của thầy Long được thực hiện: gấp hình theo phong cách nghệ thuật Origami – Nhật Bản. Mỗi khối hình được lắp ghép từ hàng chục mô đun nhỏ vừa mang tính nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật; vừa làm đồ dùng dạy học lại vừa có thể là đồ vật trang trí trong nhà, trong trường.

Thầy Long còn giải thích thêm, với các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều, ta có thể dễ dàng tính được thể tích của chúng. Nhưng với các khối 12 mặt đều và khối 20 mặt đều thì việc tính thể tích của chúng sách giáo khoa chưa đề cập đến. Các mô hình khối đa diện đều lõm (gồm khối 12 mặt lõm và khối 20 mặt lõm) học sinh có thể quan sát rõ ràng hơn và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tính được thể tích các khối này theo chiều dài cạnh của chúng.

Hiện, mô hình dạy học này đang có tính mới với chất liệu là những tờ vé số bỏ đi thì hoa văn trên các tờ vé số đã góp phần tạo nên sự sống động, đẹp mắt cho các mẫu hình. Từ kết quả này, mô hình sáng tạo của thầy Long đã được mở rộng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học.

Hoa Phượng

Đài Truyền thanh huyện Mỏ Cày Nam

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc