Trồng bầu-mô hình mới trong vùng ngọt hóa xã Thạnh Trị (Bình Đại)

Trong khi nhiều hộ dân trong vùng ngọt hóa ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tập trung đầu tư phát triển mô hình trồng lúa, trồng thanh long và các loại rau màu khác, thì gia đình anh Lê Văn Thông, lại chọn dây bầu để canh tác, đến nay mô hình đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đất sản xuất, khi được người thân cho mượn đất hoang để phát triển kinh tế. Tháng 11/2013, anh Thông đã mạnh dạn ươm giống, lên mô trồng 480 dây bầu đầu tiên trên 1.000m2 với quy cách 1,5 m 1 dây.

tb                                             Vườn bầu xanh tốt, trĩu trái của anh Thông.

Sau 45 ngày chăm sóc, vườn bầu của gia đình anh Thông cho trái rất sai. Trung bình mỗi ngày thu hoạch được 260 kg trái, với giá bán ổn định từ 3.000-4.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch vụ bầu đầu tiên, anh Thông tiếp tục trồng 500 dây bầu nữa trên 1.000m2 đất hoang còn lại, hiện nay vườn bầu đã cho trái chiến, mỗi ngày thu hoạch trên 100kg. Trên diện tích 2.000 m2 đất trồng bầu, đến nay anh đã thu hoạch được hơn 4,2 tấn trái, thu về trên 12 triệu đồng.

Anh Thông cho biết: “Bầu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, nhưng để có một giàn bầu đạt năng suất cao. Trước khi trồng phải ươm hạt giống ở ngoài khoảng 7-8 ngày, sau đó bắt đầu lên mô cao, rải vôi xung quanh để hạ phèn hạn chế bệnh chết dây. Khi dây bầu bò lên chớm tới giàn thì tiến hành ngắt đọt để thân chính đâm ra nhiều nhánh phụ. Thông thường thì giữa 3 nách lá sẽ cho một trái, do vậy nên thường xuyên ngắt đọt để tăng mật độ đơm trái trên dây. Bầu là loại thực vật thân leo, lá to nên rất cần nước và hàm lượng dinh dưỡng”.

Ngoài việc tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm trong đất thì cứ cách 4 ngày bổ sung một đợt phân DAP, NPK, U-rê và xịt thuốc phòng ngừa các loại bệnh như: xì mủ, chảy mủ, bọ trĩ, rồng đỏ, sâu đục trái.

Theo nhận định của anh Thông, vườn bầu của gia đình anh sẽ cho thu hoạch kéo dài từ nay đến qua Tết Nguyên Đán 2014. Đây được xem là một mô hình thích hợp cho những hộ nghèo ít vốn và ít đất sản xuất. Ông Lê Minh Quang-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Trị cho biết: “Mô hình trồng bầu trong vùng ngọt hóa cuả anh Lê Văn Thông đã thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đó trong thời gian tới, Hội sẽ tuyên truyền vận động bà con nông dân trong khu vực đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này ra trồng để những nông dân nghèo có nguồn thu nhập ổn định”.

Mô hình trồng bầu của gia đình anh Thông bước đầu đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, trên vùng ngọt hóa của xã Thạnh Trị, qua đó góp phần cùng địa phương đa dạng hóa các giống cây trồng cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hương

Đài Truyền thanh Bình Đại

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Tập huấn nâng cao chất lượng tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật, sáng kiến dành cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học
• GII 2023: Việt Nam tăng 2 bậc, xếp thứ 46/132 nền kinh tế
• Xu hướng tự chủ về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược hiện nay
• Mỏ Cày Nam tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
• Tổng kết hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bến Tre lần thứ IX năm 2022-2023
• Thành phố Bến Tre: Khơi dậy sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh
• Chỉ đẫn địa lý – một trong các yêu cầu của nông nghiệp bền vững
• ChatGPT dùng để làm gì và mối đe dọa của nó đến một số ngành nghề
• Chương trình phát triển tài sản trí tuệ - công cụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, vị thế của sản phẩm địa phương
• Bến Tre triển khai thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030
• Thu nhập khá nhờ trồng hoa kiểng
• Trương Văn Dương – Gương mặt trẻ thành đạt
• Gạo giống nàng keo góp phần xây dựng thương hiệu gạo Bến Tre
• Đổi mới sáng tạo và các đặc tính của nó
• Bến Tre có 02 mã vùng trồng và 03 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc