Qui trình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ trái ca cao bằng phương pháp ủ hoai với sinh khối vi sinh

1. Phương pháp

- Bước 1: Nghiền thô, làm giảm độ ẩm nguyên liệu vỏ ca cao

Vỏ ca cao được nghiền thô (khoảng 1cm x 1cm), trải thành lớp mỏng phơi trực tiếp ngoài nắng để làm giảm độ ẩm đến khoảng 40-45%. Nếu mưa thường xuyên thì hong trong nhà có mái che, nên phun lên một ít dịch men vi sinh (nấm mốc phân hủy cellulose sử dụng trong quy trình) hoặc rải đều hỗn hợp vi sinh dạng bột khô để thúc đẩy quá trình phân giải đồng thời có thể hạn chế hoạt động của các loại nấm hại khác.

cacao

Mẫu vỏ ca cao trong các công thức ủ.

- Bước 2: Làm tăng sinh khối men vi sinh

Cần phơi khô vỏ ca cao đến độ ẩm khoảng 40-45% để sau khi tưới dịch men vi sinh vào khối hỗn hợp đạt độ ẩm 50-55% (bóp mạnh trong tay thấy vừa ứa nước).

Tính cho 1 tấn vỏ ca cao: Khuấy 3-4 kg hỗn hợp men vi sinh trong nước pha rỉ đường loãng (0,5-1,0 lít rỉ đường/100 lít nước) hòa với hỗn hợp gồm: 1-2 kg urea, 0,5 kg DAP, 0,5 kg MgSO4 và 0,5 kg KNO3 để khoảng 1-2 ngày cho tăng sinh khối vi sinh rồi sau đó dùng dịch này phun đều vào đống ủ.

- Bước 3: Phối trộn dịch men vi sinh, ủ hoai

Trải đều vỏ ca cao thành từng lớp đồng thời phun hoặc tưới đều dịch men vi sinh có hòa với super lân (2% lượng vỏ ca cao) và urea (0,05% lượng vỏ ca cao). Vun thành đống cao >1,2m; phủ bạt che kín đống ủ khoảng 7-10 ngày để giữ nhiệt độ. Nếu có phân chuồng, phân trùn đất trộn vào càng tốt. Chú ý, tùy điều kiện mặt bằng, phương tiện thiết bị để đảo trộn có thể chất đống ủ với khối lượng tùy ý nhưng cần phải khá lớn (chiều cao >1,2m) để có thể tạo và giữ nhiệt độ cho đống ủ (nhiệt độ tối đa có thể lên đến 50-55oC) giúp việc phân hủy nhanh và triệt để hơn. Khâu này có thể được thực hiện ngoài sân bãi.

Sau 7-10 ngày đảo trộn đống ủ để cung cấp oxy. Để dễ thao tác, việc đảo trộn có thể được thực hiện bằng cách dùng thiết bị xúc hỗn hợp ủ từ phần đỉnh ngọn bốc dời sang mặt bằng ngay bên cạnh, tiếp tục bốc từ trên xuống dưới thì đống ủ sẽ đuợc đảo trộn và cung cấp oxy.

Tiếp tục đậy kín lại sau 10-15 ngày thì đống ủ hoai mục, tơi xốp có thể sử dụng được. Nếu khối hỗn hợp có độ ẩm 50-55% thì nên trộn với bột sinh khối vi sinh, hòa urê và super lân với lượng nước hạn chế và phun lên từng lớp hỗn hợp ủ đã được  trải đều.

- Bước 4: Nghiền mịn, phối trộn khoáng theo thành phần đăng ký

Kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp, cần thiết thì trải mỏng hong khô tự nhiên trong lán trại để hỗn hợp có độ ẩm khoảng 30%, nghiền mịn khoảng 1-2mm. Sau đó phối trộn bột vỏ ca cao đã nghiền với các hợp chất khoáng (KCl, urea, lân, vi lượng) trộn đều sau đó đóng bao. Khâu này được thực hiện trong lán trại, nhà xưởng. Tùy theo mức chỉ tiêu dinh dưỡng của loại phân hữu cơ muốn sản xuất, hoàn toàn có thể điều chỉnh định mức liều lượng của các chất khoáng và phụ gia bổ sung trong thành phần nguyên liệu.

Định mức nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vỏ ca cao 3 từ hỗn hợp vỏ ca cao sau khi ủ hỗn hợp vi sinh Trichoderma spp. và Aspergilus spp.

Stt

 

Nguyên liệu

 

Lượng sử dụng

(kg)

Hàm lượng dinh dưỡng (kg)

Nts

P2O5 ts

K2O ts

Ca

Mg

Zn

B

CHC

1

KCl

15,0

 

 

9,0

 

 

 

 

 

2

SSP

150,0

 

24,0

 

24,0

 

 

 

 

3

Urê

47,0

21,15

 

 

 

 

 

 

 

4

MgSO4

1,0

 

 

 

 

0,2

 

 

 

5

ZnSO4

0,8

 

 

 

 

 

0,16

 

 

6

Boric

0,8

 

 

 

 

 

 

0,12

 

7

Vỏ ca cao *

789,0

9,5

1,58

31,6

4,7

3,9

 

 

321,6

 

Cộng**

1003,6

30,6

25,6

40,6

28,7

4,1

0,02

0,01

32,0

Hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm phân bón (%)

 

3,1

2,5

4,0

2,9

0,41

0,016

0,012

31,4

Ghi chú:


Vỏ ca cao sau khi ủ với sinh khối vi sinh, phơi/sấy đến độ ẩm khoảng 30%, nghiền mịn. Trừ hao hụt 3,6 kg hỗn hợp trong quá trình sản xuất 1 tấn thành phẩm.

2. Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu

- Máy xúc, máy nghiền thô (máy nghiền dao), máy nghiền tinh (máy nghiền búa), bơm phun dịch, lò sấy, cân.

- Chế phẩm vi sinh phân giải cellulose (hỗn hợp sinh khối nấm mốc Trichoderma và Aspergilus), phân lân; urea, DAP, KCl, KNO3, axit boric; MgSO4; ZnSO4, rỉ đường, bạt nylon.

Mẫu vỏ ca cao trong các công thức ủ

TTTL-VĐ

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022