Nghiên cứu phát triển xi măng “xanh” từ vỏ trấu

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bath và Dundee (Ấn Độ) đang phát triển loại xi măng thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng các phế liệu như vỏ trấu.

Nghiên cứu này là một phần của Dự án xúc tiến giáo dục và nghiên cứu Anh - Ấn (UKIERI), do Trường Đại học Dundee chủ trì, nhằm làm giảm phát thải cácbon trong quá trình sản xuất xi măng, lĩnh vực đóng góp gần 5% trong tổng lượng phát thải CO2 trên toàn cầu.

Xi măng pooclăng (thành phần chính của bêtông) được sản xuất bằng cách nung đá vôi với đất sét ở nhiệt độ cao, mỗi tấn xi măng được sản xuất thải ra khoảng 1 tấn CO2.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để giảm phát thải cácbon bằng cách thay thế một phần xi măng pooclăng bằng các phế thải như tro bay từ quá trình đốt than, xỉ trong luyện thép và thậm chí là vỏ trấu.

Theo TS Paine, Khoa Kiến trúc và kỹ thuật công trình thuộc Đại học Bath, bê tông là vật liệu được sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới (sau nước), vì vậy việc phát thải CO2 từ sản xuất bê tông có thể gây ra tác động lớn đối với biến đổi khí hậu. Hiện

nay, cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng và Ấn Độ là nước sản xuất xi măng lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). Vì vậy, Dự án hợp tác với các viện nghiên cứu  ở Ấn Độ này đang triển khai các công nghệ mới tại những nước có nhu cầu xi măng lớn nhất.

Để thay thế một phần xi măng pooclăng, cần phải nghiên cứu một số loại xi măng “xanh” sử dụng các phế thải khác nhau có sẵn ở địa phương làm nguyên liệu. Ví dụ, ở Ấn Độ, có thể sản xuất silic điôxít từ quá trình đốt vỏ trấu để trộn vào xi măng; ở nước Anh, có thể dùng tro bay được tạo ra từ quá trình đốt than.

TS Newlands thuộc Concrete Technology Unit ở Dundee cho biết, quy mô của vấn đề liên qua

n đến sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ và Anh, việc cộng tác giữa một số viện nghiên cứu là cách duy nhất để đạt được mục tiêu. Chúng ta cần xem xét những thách thức chung về môi trường  để đưa ra tác động tốt.

Tachschid QuoConcrete Technology Unit của Dundee là đơn vị nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đa ngành nhằm giúp ngành sản xuất bê tông trở nên đổi mới hơn, có tính cạnh tranh và đảm bảo môi trường bền vững.

Theo vacne.org.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022