Global Gap chấp cánh cho trái cây Bến Tre vươn xa hơn trên thị trường thế giới

Bến Tre có điều kiện thuận lợi để phát triển vườn cây ăn trái, đặc biệt là trái cây nhiệt đới. Để khẳng định thương hiệu sản phẩm, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải được quan tâm hàng đầu, cụ thể là mạnh dạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp áp dụng Global Gap, Viet Gap.

Global Gap là tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt-Good Agricultural Practiece” được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, là chuỗi kiểm tra các hoạt động trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác, đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ… Như vậy an toàn thực phẩm, an toàn lao động, sản phẩm đạt tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường là 4 tiêu chí quan trọng của Global Gap, qua đó người sản xuất và đơn vị kinh doanh phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc đồng thời khẳng định trách nhiệm với người tiêu dùng…

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global Gap sẽ là những sản phẩm sạch cao cấp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tuyệt đối cho từng công đoạn, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất với người tiêu dùng…. nên rất thuận lợi khi xuất khẩu.

Việc sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap, nông dân của trang trại sẽ được hướng dẫn cách quản lý, sắp xếp khoa học, khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm…. giúp sản xuất ra sản phẩm an toàn cho cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người lao động đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, Bến Tre có trên 4.000 ha cây ăn trái với nhiều chủng loại nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon,… trong đó trên 2.000 ha chôm chôm với các giống như chôm chôm java, chôm chôm nhãn…. Những năm qua đã có nhiều chương trình, dự án góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung chuyên canh, xen canh hợp lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật… nhằm góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản, song vấn đề tiêu thụ còn nhiều hạn chế: chỉ tiêu thụ nội địa và một ít xuất sang Trung Quốc, với thị trường khối EU và Mỹ còn rất nhiều khó khăn, mà chủ yếu là sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm thí điểm giải quyết vấn đề, tháng 8/2009 dự án “Xây dựng và vận hành hệ thống quán lý chất lượng đạt chứng nhận Global Gap cho sản phẩm chôm chôm Chợ Lách-Bến Tre” được triển khai với mục tiêu là xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận Global Gap cho sản phẩm chôm chôm thực hiện trong 24 tháng trên diện tích 20 ha thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Qua dự án hứa hẹn sẽ hình thành một mô hình sản xuất trái chôm chôm đảm bảo chất lượng ở tỉnh, phù hợp với điều kiện canh tác đồng thời đáp ứng với yêu cầu của thị trường… là tiền đề để nhân rộng và tạo điều kiện cho trái cây Bến Tre vươn xa hơn.                                                                               

Ngọc Diễm

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ IOT cho hệ thống chiếu sáng thông minh
• Trí tuệ nhân tạo tạo sinh
• Bến Tre triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
• Công nghệ bán dẫn và ngành công nghiệp bán dẫn
• Công nghệ vũ trụ ảo-metaverse
• Các lĩnh vực công nghệ tối quan trọng, cuộc chạy đua giữa các cường quốc
• Công nghệ năng lượng xanh
• Công nghệ mới nổi: Hydro xanh
• Xu hướng các công nghệ mới nổi
• Tiềm năng phát triển nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn ở Bến Tre
• Tiềm lực ngành tôm năm 2022
• Phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị từ vườn dừa
• Kinh tế sông gắn phát triển đô thị
• Cải tiến máy xay tàu lá dừa góp phần vào chuỗi liên kết nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững
• Ba Tri Tổ chức Chương trình tuyên truyền thông điệp và Phát động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2022