Nông dân Nguyễn Thị Sót thành công với mô hình xử lý mận an phước ra trái nghịch vụ

Xã Sơn Định, huyện Chợ Lách có trên 860 ha diện tích vườn cây ăn trái, trong đó gồm các chủng loại: nhãn tiêu huế, sầu riêng, bưởi da xanh… Riêng mận an phước chiếm gần 1/3 diện tích cây ăn trái trong toàn xã. Diện tích trồng mận an phước chiếm tỷ lệ khá cao nguyên nhân một phần là loại cây cho năng suất cao trung bình từ 20 đến 25 tấn trái/ha, một năm cho từ 2 đến 4 vụ trái, hiệu quả kinh tế cao có thể giúp nông dân thoát nghèo nếu biết cách xử lý cho cây ra trái v ụ nghịch. Nông dân Nguyễn Thị Sót ấp Phụng Châu là một điển hình với kỹ thuật xử lý mận an phước cho trái vụ nghịch.

Cách nay 5 năm từ một vườn chôm chôm già cõi 4.000 mét vuông cho năng suất không cao, một năm 1 vụ trái, giá bán vài ba ngàn/kg, trong khi đó mận an phước lại thịnh hành, giá bán khá cao đã kích thích nông dân Nguyễn Thị Sót chuyển đổi mục đích đốn vườn chôm chôm chuyển sang trồng loại cây xem như có giá trị “mận an phước”.

Trên diện tích 4.000 mét vuông bà Sót trồng chuyên canh khoảng 400 gốc mận an phước, sau 2 năm chăm sóc cây bắt đầu cho trái chiến và rãi vụ 3 đợt/năm. Bà Sót cho biết giá mận an phước lúc này cũng còn tạm ổn, mùa thuận khoảng 6.000-8.000 đồng/kg, xem ra hiệu quả hơn nhiều so với vườn chôm chôm trước đây. Nhưng sang năm thứ 3, mận an phước bắt đấu rớt giá do cây dễ trồng, sớm thu hoạch xảy ra tình trạng đụng hàng dội chợ, có lúc khoảng 2.000-3.000 đồng/kg.

Bà Sót nói: “Giá mận an phước như thế tôi rất lo cho vườn mận của gia đình, không lẽ giờ chặt phá để trồng loại cây khác và tôi nảy sinh ý định tìm hướng đi mới cho loại cây này bằng cách xử lý cho cây ra trái nghịch vụ”.

Là một nông dân chất phát có được kinh nghiệm xử lý cho mận an phước ra trái vụ nghịch là điều không đơn giản. Để có được kiến thức, ngoài học hỏi của bà con nông dân trong và ngoài ấp, bà Sót thường xuyên theo dõi báo, đài và tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách trồng chăm sóc mận an phước do xã, huyện tổ chức… Có được kiến thức bà Sót mang về áp dụng trên vườn mận an phước và đã mang lại hiệu quả bước đầu, cây cho năng suất tuy thấp hơn vụ thuận nhưng bù lại có giá khá cao, 1.000 mét vuông trồng mận an phước cho trái vụ nghịch, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 7 triệu đồng.

Vốn kinh nghiệm sẵn có, sang năm thứ 4,5 cây đã lớn cho trái khá sai ngoài thu hoạch vụ thuận, bà Sót tiếp tục xử lý cho cây ra trái vụ nghịch. Bà cho biết “Sau khi thu hoạch vụ thuận xong, để xử lý cho mận an phước ra trái vụ nghịch bán với giá cao. Vào cuối tháng 5 âm lịch bắt đầu làm gốc, rãi phân 20-15, trọng lượng 0,5 kg/cây, đồng thời kết hợp phun thuốc tạo mầm cho cây, thời gian này thường xuyên tưới nước vì mận an phước rất chịu nước. Khi phát hiện cây nhú bông, tiếp tục rãi thêm phân NPK 16-8 cũng với trọng lượng 0,5 kg/cây. Giai đoạn này cây dễ bị sâu bọ tấn công, cần kết hợp thuốc trừ sâu, cách 10 ngày phun thuốc trừ sâu 1 lần đến khi thu hoạch”. Mận an phước từ khi làm gốc đến khi thu hoạch khoảng 3-3,5 tháng. Với cách làm này vườn mận an phước của bà Nguyễn Thị Sót đạt hiệu quả khá cao, trung bình 1.000 mét vuông đất trồng mận an phước vụ nghịch cho khoảng 2 đến 2,5 tấn trái.

Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch mận an phước vụ nghịch, giá bán dao động từ 14 đến 9 ngàn đồng/kg, được thương lái đến thu mua tại vườn, riêng vườn mận an phước của bà Sót cách 2 ngày đã có thương lái đến mua. 4.000 mét vuông trồng mận an phước sau 3 tháng chăm sóc thu hoạch trên 8 tấn trái, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng.

Bà Sót cho biết “So với vườn chôm chôm trước đây, trồng mận an phước vất vã hơn nhiều. Đặc biệt là trong khâu chăm sóc vì mận an phước dễ bị dòi đục trái, nếu không theo dõi thường xuyên xem như mất trắng. Nhưng với tôi trồng mận an phước thích hơn nhiều, hiện nay gia đình còn 1.000 mét vuông đất trồng cây măng cụt, sắp tới sẽ đốn loại cây này và tiếp tục trồng mận an phước, vì mận an phước giúp gia đình tôi phát triển”.

Thảo Vy

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ