Phòng trừ bệnh sương mai hại dưa leo trong mùa mưa

Dưa leo là một trong những loại rau được trồng quanh năm, phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thuận lợi nhất trồng vào mùa mưa vì đỡ công tưới nước. Tuy nhiên, có nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó bệnh sương mai là bệnh quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và năng suất dưa leo.

dlBệnh gây hại phổ biến trên lá, xuất hiện từ lúc cây được 3 lá thật đến cuối vụ. Bệnh thường bắt đầu từ tầng lá phía dưới rồi lan dần lên trên. Bệnh xuất phát từ mặt dưới lá. Vết bệnh rải rác khắp mặt lá. Đặc trưng vết bệnh có hình đa giác góc cạnh rất rõ. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có lớp bụi màu hơi tím, sũng ướt và dễ mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Đây cũng là đặc điểm dùng để nhận biết bệnh trực tiếp từ đồng ruộng. Lớp bụi này chính là cơ quan sinh sản của nấm và phát tán nhờ gió. Khi già, vết bệnh đổi màu cam đến nâu đỏ rồi đến nâu sậm, xung quanh vết bệnh có viền vàng. Lá bệnh khô, rách và co rúm lại sau đó khô vàng, rụng đi, trên cây chỉ còn lại những lá non, cây phát triển kém, trái nhỏ. Bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành, hoa và trái. Bị nặng cây có thể chết.

Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, trời râm mát, đặc biệt là buổi sáng có sương mù lúc đó bệnh có thể tấn công cả lá non ở tầng trên. Nếu thời tiết khô hanh, bệnh lây lan chậm và chỉ xuất hiện ở tán lá dưới. Bệnh xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa, nhưng nặng nhất là trong mùa mưa, trong một vụ, bệnh thường hại nặng giai đoạn sau.

* Biện pháp phòng trừ:

- Chọn giống kháng bệnh.

- Không trồng liên tục nhiều vụ dưa trong năm để hạn chế sự tích tụ nguồn bệnh cho vụ sau.

- Sau khi thu hoạch, dọn sạch tàn dư cây trồng.

- Tỉa bỏ những cành nhỏ vô hiệu giúp ruộng dưa thông thoáng, làm sạch cỏ gốc để hạn chế sự lây lan.

- Ngắt bỏ bớt các lá già và lá bệnh, dùng màng phủ nông nghiệp, không để lá tiếp xúc với mặt đất.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học như: Ridomil Gold 68WP, Daconil 500 SC, Curzate M8 72 WP, Nativo 750WG,… hoặc có thể ngừa bằng những loại thuốc gốc đồng như: Funguran-OH 50WP, Champion 77WP, Kocide 61,4 DF,… phun khi cây dưa có 3-4 lá thật.

* Chú ý: Nên phun ướt đều 2 mặt lá chủ yếu là mặt dưới lá, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Nếu sử dụng thuốc gốc đồng phải phun đúng nồng độ thuốc được khuyến cáo, không phun quá liều vì lá dưa rất mẫn cảm với đồng. Tuân thủ đúng thời gian cách ly được ghi trên nhãn thuốc.

Nguyễn Thị Nguyệt

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ