Hiệu quả sản xuất cây ớt trong mùa mưa

Trong những năm gần đây một số tỉnh ĐBSCL đã làm tốt khâu chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa luân canh 1 vụ rau, hoặc 2 vụ rau 1 vụ lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có tác dụng cải tạo đất cách ly nguồn sâu bệnh hại. Trong số các loại rau xen canh, ớt là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là trong vụ nghịch.

Mặc dù việc trồng ớt trái vụ giá bán cao nhưng cũng có nhiều bất lợi, như đầu vụ thời tiết khô hanh ảnh hưởng sinh trưởng cây con, giữa vụ cây ớt phát triển tốt nhưng mưa nhiều ảnh hưởng đến ra hoa, đậu trái  đặc biệt có nhiều loại sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất và chất lượng trái.

Trong vụ Hè Thu 2009 nông dân xã Châu Hưng huyện Bình Đại đã áp dụng thành công mô hình trồng ớt trái vụ trên diện tích 5000m2 . Mô hình này đã trồng trên đất ruộng , thấp, xa nguồn nước tưới tiêu, đất sét nặng yếm khí hay bị nghẹt rễ nên ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển của cây.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất cây trồng và giá trị nông sản đạt  chất lượng an toàn, tạo môi trường sinh thái bền vững, Trạm BVTV Bình Đại phối hợp với nông dân xã Châu Hưng thực hiện mô hình sản xuất cây ớt trên đất ruộng lúa vào mùa mưa dầm (Vụ nghịch).

Mô hình thử nghiệm bón phân và một số dinh dưỡng khác dựa vào điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và kinh nghiệm nông dân đã đưa ra công thức bón phân chia làm 4 lần bón phân . Nông dân ngoài mô hình bón lót chủ yếu phân lân và phân vôi, còn trong mô hình bón chủ yếu phân chuồng , phân lân hửu cơ sinh học và chế phẩm sinh học. Giai đọan bón thúc ngoài phân NPK còn bón thêm phân Nitra Bo, kali nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng, phẩm chất trái sáng đẹp hơn để hấp dẫn người tiêu dùng nên giá bán cao hơn.

Ngoài ra trong mô hình ở giai đoạn cây con còn tăng cường phun phân lân và phân bón lá sinh học trong điều kiện khô hạn. Giai đoạn cây ra hoa mang trái phun 3 lần thuốc trừ bệnh thán thư giai đoạn 30, 45 và 60 ngày.

Việc sản xuất cây ớt theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trong mô hình thử nghiệm, ớt phát triển vừa phải, ruộng thông thoáng, bộ lá thẳng đứng . Đặc biệt do sử dụng phân bón cân đối N,P,K ; giảm lượng N, tăng cường bón phân kali nên cây thông thoáng, ruộng ớt ít nhiễm bệnh thán thư trên trái. Số lứa thu hoạch ở mô hình 12 lứa, trái ít nhiễm thán thư, năng suất cao hơn ngoài mô hình. Với việc trồng ớt trái vụ mà áp dụng đúng qui trình kỹ thuật sẽ cho  năng suất cao hơn sản xuất theo tập quán ở địa phương là 100-200kg/1000m2, hiệu quả kinh tế tăng hơn gần 6 triệu đồng/1000m2.

Trồng ớt trong mùa mưa, nông dân cần lưu ý bệnh thán thư phát triển mạnh nên việc bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và Kali là rất cần thiết nhằm tạo cho cây cứng khỏe chống chịu và hạn chế sự xâm nhiễm của sâu bệnh . Một số chú ý khác trong việc trồng ớt trong mùa mưa dầm là nên trồng với mật độ thưa, không lạm dụng phân bón lá nhiều ở giai đoạn cây con, tỉa cành tạo tán thông thoáng để ánh sáng phân bố đều trên cây nhằm hạn chế thấp nhất dịch hại xảy ra trong việc canh tác cây ớt trong mùa nghịch.

Theo sonongnghiep.bentre.gov.vn

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ