Hiệu quả mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bình Đại khuyến khích vận động hội viên tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng mô hình nông nghiệp hiệu quả. Đơn cử mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học của ông Trần Văn Đồng, ấp Giồng Bông, xã Thới Lai vừa đem lại nhiều hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp, đồng thời, mô hình này góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường.

 Ông Đồng giới thiệu mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học.


Ông Đồng có thâm niên trồng vườn và chăn nuôi bò hơn 10 năm. Khoảng 5 năm trở lại đây, ông chuyển đổi trồng nhãn sang trồng bưởi chuyên canh với 7 ha diện tích. Ông chăn nuôi bò từ 4 đến 5 con bò cái sinh sản. Tuy nhiên, thời gian trước, ông chủ yếu là sử dụng phân bón vô cơ cho vườn cây trồng. Đối với phân chuồng, ông sử dụng bón lót và bón phân chuồng trực tiếp trên bề mặt cây trồng, không qua ủ phân. Theo ông cho biết: “Khi bón phân chuồng trực tiếp sẽ gây lãng phí phân bón cũng như giảm chất lượng phân, cỏ dại mọc nhiều, gây mùi khó chịu cho môi trường”.

 Ông Đồng bón phân hữu cơ sau khi ủ oai cho vườn bưởi.


Đầu năm 2018, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với HND huyện vận động hỗ trợ máy ủ phân hữu cơ cũng như chuyển giao kỹ thuật ủ phân chuồng, ông Đồng áp dụng ngay mô hình ủ phân chuồng hữu cơ theo hướng khép kín ngay tại vườn nhà. Ông sử dụng phân chuồng từ phân bò của gia đình, ông áp dụng ủ phân bò từ chuồng gia súc của gia đình, khoảng từ 2-3 tấn phân chuồng ban đầu, ông tiến hành ủ phân với kỹ thuật bón theo tỷ lệ 1 lớp phân chuồng và 1 lớp ủ như cây, cỏ dại, rơm cùng nấm trichodecma cùng vận hành theo máy ủ phân. Sau từ  45-50 ngày, quy trình ủ phân hoàn tất, sản phẩm phân hữu cơ đạt chất lượng tốt nhất và ông đem bón vào cây trồng của vườn nhà.

Vườn bưởi của ông Đồng sau khi được bón phân hữu cơ qua ủ phân đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Ông chia sẻ thêm: “Từ ngày ông sử dụng phân hữu cơ qua phương pháp  ủ này, ông không sử dụng phân vô cơ, đồng thời, hạn chế được sâu bệnh, trái đẹp, láng, thương lái ưa chuộng hơn, ngoài ra, theo tính toán của ông, chi phí sản xuất giảm 60% so với chưa sử dụng phân chuồng. Đồng thời, sử dụng phân chuồng cho ra sản phẩm sạch, đạt chất lượng, giải quyết ô nhiễm môi trường. Hàng năm, từ 7 ha vườn bưởi và mô hình nuôi bò thương phâm, sau khi trừ  chi phí, mỗi năm, ông thu lãi hơn 100 triệu đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, do sử dụng mô hình khép kin ủ phân hữu cơ sinh học, chi phi giảm, do đó, lợi nhuận tăng hơn 20%”.

Theo lời bà Nguyễn Thị Diệu – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: “Mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học được ông Đồng áp dụng bước đầu đã mang lại hiệu quả cho người làm vườn. Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình này cho bà con nông dân. Riêng từ nay đến năm 2019, Hội Nông dân khảo sát và tiếp tục phối hợp hỗ trợ từ  2-3 máy ủ phân hữu cơ cho nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, tiếp tục vận động người dân đăng ký tham gia mô hình và tìm giải pháp hỗ trợ thích hợp để giúp người nông dân tăng lợi nhuận kinh tế vườn, kinh tế gia đình và phòng chống ô nhiễm môi trường khi áp dụng mô hình này”.

Có thể nhận thấy, hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp giúp người nông dân làm giàu ngay chính trên mảnh vườn của mình là rất cần thiết. Do đó, rất mong các ngành, các cấp cần có nhiều giải pháp hơn trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Riêng mô hình mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học của ông Đồng cần được khuyến khích nhân rộng, góp phần giúp người nông dân tăng lợi nhuận kinh tế gia đình, vừa là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết phế phẩm nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật