Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh

Bến Tre nghề nuôi trồng thủy sản có khá lâu, từ nuôi đập quảng canh, tôm rừng. Cho đến nay nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang phát triển mạnh.Mặc dù có thời gian thăng trầm, nhưng nghề nuôi tôm tỉnh nhà vẫn giữ vững tốc độ phát triển đó là nhờ được sự quan tâm chủ trương đúng hướng của Tỉnh ủy, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp và hỗ trợ của các ngành, địa phương, công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự hợp tác của các doanh nghiệp và bà con nuôi tôm ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi tôm nước lợ phát triển. Từ đó, nhờ con tôm làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

 

Trong vài năm gần đây, kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản được quan tâm đầu tư, nhất là các vùng nuôi gặp khó khăn về hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, điện phục vụ nuôi thủy sản. Ý thức của người dân từng bước được nâng cao, thận trọng hơn trong việc chọn thời điểm thả nuôi thích hợp, quản lý môi trường, khai báo dịch bệnh, xả thải bùn đáy ao…thông qua hoạt động ban quản lý vùng nuôi. Nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mới được áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, bên cạnh đó các mô hình nuôi tôm rừng theo hướng sinh thái, nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm càng xanh toàn đực…cũng được áp dụng để nâng cao năng suất, sản lượng, tăng giá trị con tôm, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá tình thực hiện hoạt động nuôi tôm nước lợ còn gặp một số khó khăn sau:

 

- Về con giống: Người nuôi chưa hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát chất lượng con giống trước khi thả nuôi, hầu hết giống phải nhập ngoài tỉnh.

 

- Tình trạng lạm dụng thuốc/hóa chất còn diễn ra ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

 

- Người nuôi còn thiếu sự liên kết/hợp tác, thiếu thông tin thị trường nên vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, hiệu quả sản xuất chưa cao.

 

- Nguyên liệu sản xuất thuốc, thức ăn phụ thuộc nhập khẩu, khó kiểm soát giá cả và chất lượng; Giá tôm nguyên liệu ở mức thấp trong thời gian dài, khó kích thích sự đầu tư của người nuôi.

 

- Các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa phát triển xứng tầm cả về cơ cấu tổ chức và hiệu quả sản xuất nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa người nuôi với các khâu của chuỗi giá trị như cung ứng vật tư đầu vào, thu gom chế biến, tiêu thụ.

 

- Ngoài ra, biến đổi khí hậu có tác động lớn làm tôm chậm lớn, dễ xảy ra dịch bệnh và chết hàng loạt.

 

- Về vốn đầu tư: Người dân còn e ngại chưa dám mạnh dạn đầu tư  theo mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, với chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng chưa được quan tâm từ các ngân hàng. Trong khi vốn trong dân thì rất ít người đủ điều kiện đầu tư.

 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASE) trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 100 thị trường và nằm trong tốp 4 thế giới về xuất khẩu tôm, cùng với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Năm 2024, dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ từ 10-15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.

 

Trước những khó khăn, thách thức và dự báo cơ hội , cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để xác định giải pháp kỹ thuật phù hợp và mạnh dạn áp dụng nhằm mở rộng hướng đi bằng cách làm mới, cải tiến mới để nghề nuôi tôm phát triển ổn định trước mắt cũng như lâu dài.

 

Hiện nay diện tích nuôi thủy sản của tỉnh 47.814 ha. Tổng sản lượng  nuôi năm 2023 là 336.281 tấn, trong đó các đối tương nuôi như, tôm nước lợ, nhuyển thể, cá tra… Để duy trì và phát triển  tôm rừng, tôm QCCT là rất quan trọng vừa là nguồn thu nhập ổn định cho người dân vừa thân thiện với môi trường. Đầu tư vốn ít, đở rỉu ro. Đặc biệt đây là vùng đệm, có hệ sinh thái rất tốt, đảm bảo cho môi trường, cung cấp nguồn nước tốt nhất cho phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Chính gì thế, chúng ta cần giữ diện tích nhất định, không được khai thác quá mức. Nuôi tôm kết hợp trồng rừng, phải bảo đảm diện tích rừng chiếm 70 - 75%, diện tích nuôi tôm chiếm 25 - 30%.

 

*  Năng suất nuôi tôm rừng, tôm QCCT còn  thấp trung bình 200-250kg/ ha/năm, do nhiều nguyên nhân như: thức ăn tự nhiên ngày càng giảm, con giống thả nuôi chất lượng không tốt, đất nuôi tôm nhiều năm không được cải tạo, làm cho môi trường sống của tôm cá cạn kiệt thức ăn. Nếu giải quyết được nuôi quảng canh và tôm rừng đồng bộ và năng suất 500kg/ha/ năm thì đời sống của người nuôi tôm tốt hơn.

 

Để năng suất nuôi tôm quảng canh (đập) tăng lên và ổn định chúng ta cần chú ý đến một số cách làm như sau:

 

 

- Cải tạo ao nuôi (đập): Hàng năm vào mùa nắng phải nạo vét bùn đáy ao, vệ sinh bón vôi cải tạo ao, liều dùng từ 500 đến 1.000kg/ ha, phơi ao từ 7 đến 10 ngày. Mục đích làm đất giải phóng khí độc và tạo thêm thức ăn tự nhiên cho tôm cá. Bón phân gây màu nước (phân hữu cơ hoặc vô cơ).

 

-  Cấp nước phải qua túi vải lọc cá tạp (trước khi thả giống và trong quá trình nuôi).

 

-  Con giống thả nuôi phải chọn kỹ, được xét nghiệm, thật kỹ vì đây là yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định năng suất cho cả vụ nuôi. Mật độ thả nuôi từ 2 đến 4 con/m2 mặt nước; Mỗi năm nuôi 2 vụ, không nên thả tôm nhiều đợt trong năm vì con lớn cạnh tranh thức ăn con nhỏ (theo quan điểm người nuôi tôm quảng canh thì thả tôm nuôi nhiều đợt trong năm, và thả với số lượng nhiều hơn để trừ hao, và cho rằng nếu tôm sống 1% là có lời).

 

- Ương giống: Đây là giai đoạn quan trọng giúp nâng tỷ lệ sống của tôm và năng suất sau này. Do đó việc thiết kế ao ương hay chọn vị trí để ương tôm là rất cần thiết. Vị trí ao ương và khu vực lán để ương thuận tiện cho việc sang tôm ra sau này. Diên tích ao ương lớn nhỏ tùy thuộc vào quy mô nuôi, ao ương trước khi thả tôm phải cải tạo thật kỹ, vét bùn đáy ao, bón vôi từ 10 đến 15kg/100m2 tùy theo đất nếu PH thấp thì có thể tăng thêm vôi. Nước lấy vào qua túi lọc, độ sâu nước lấy vào từ 0,4- 0,6 m, khoảng 3 ngày thì thả ương. Riêng phần chọn lán để ương thì dùng lưới khoanh lại sau đó diệt cá tạp, kiểm tra PH nước trước khi thả ương (chú ý ao và lán để ương tôm nên chọn theo hướng gió nhằm để tăng oxy).

 

Khi thả tôm ương cần chú ý vì con tôm rất sốc nhiệt hơn độ mặn, do đó khi ương cần thuần hóa  nhiệt độ cân bằng giữa bao tôm và khu vực ương rồi mới thả.

 

Mật độ thả ương dao động từ 50 đến 150 con/m2.

 

Chặn lưới ương tôm.

 

Dùng thức ăn công nghiệp có độ đạm 38-42%, kích cở viên thức ăn phù hợp từng giai đoạn tôm, nên cho tôm ăn từ 3- 4 lần/ngày.

 

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, độ mặn, kiềm,... đặc biệt kiểm tra trước khi thả giống, và trước khi sang tôm từ ao ương qua khu vực nuôi. Cập nhật thông tin quan trắc môi trường từ Chi cục Thủy sản để lựa chọn thời điểm lấy nước phù hợp. Khoảng 3-4 tháng có thể thu hoạch. Tiếp tục cải tạo nuôi lần hai.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản