Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật

Sản xuất nông nghiệp của huyện, nhất là các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong những năm qua có bước phát triển khá toàn diện, một số lĩnh vực như cây dừa, cây lúa theo mô hình tôm - lúa, con bò, con tôm biển có sự phát triển đột phá. Sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện được tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng liên kết theo chuỗi, từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại, góp phần quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế chung của huyện. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tích cực, từng bước hình thành các phương thức sản xuất hiệu quả, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư.

 

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao thời gian qua đạt kết quả tích cực.

 

Cụ thể chuỗi giá trị cây lúa tiếp tục thực hiện việc ký kết hợp đồng với các công ty trong bao tiêu sản phẩm lúa cho người dân với diện tích hàng năm trên 650 ha ở các xã An Nhơn, An Quy, An Thuận, Giao Thạnh, Thạnh Phong, An Điền, Mỹ An. Hiện nay, đang tập trung phát huy nhãn hiệu tập thể lúa sạch Thạnh Phú và phối hợp triển khai chỉ dẫn địa lý lúa sạch Thạnh Phú. Bên cạnh đó, chuỗi giá trị cây xoài có diện tích trên 480 ha được trồng tập trung ở các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thạnh, sản lượng hàng năm khoảng 7.000 tấn. Hiện nay, người dân trồng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị cây xoài như tham gia mô hình tưới tiết kiệm nước và dinh dưỡng cho cây xoài giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt song song đó thông qua Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất Nông nghiệp Thạnh Phong ký kết hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ xoài trái. Trái xoài tứ quý được công nhận và công bố nhãn hiệu chứng nhận “Xoài tứ quý Thạnh Phú” đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và xây dựng mã vùng trồng 130 ha ở xã Thạnh Phong, Thạnh Hải.

 

Song song đó chuỗi giá trị cây dừa cũng phát triển ổn định chiếm diện tích 8.125 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 70,8 triệu trái, trong đó có 752,81 ha dừa trồng theo mô hình hữu cơ. Đồng thời các hợp tác xã đang phối hợp với Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre tiêu thụ dừa lấy dầu cho người dân và hướng dẫn cho hộ từng bước sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, huyện triển khai mô hình chuyển đổi đất trồng lúa, mía kém hiệu quả sang trồng dừa tại các xã Hòa Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh. Đây là mô hình góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng thu nhập cho người dân.

 

Ngoài ra về lĩnh vực chăn nuôi, các chuỗi giá trị con bò và gia cầm cũng tăng trưởng ổn định, hiện tổng đàn bò của huyện là 47.300 con, hiện tại đang duy trì và nâng chất lượng đàn bò giống, bò thương phẩm. Bên cạnh đó, thí điểm xây dựng mô hình tổ hợp tác nuôi bò sữa xã Mỹ Hưng đem lại hiệu quả, đàn bò sữa phát triển tốt, hiện nay tổng đàn bò sữa có 131 con, trong đó số bò đang cho sữa khoảng 50 con, sản lượng sữa từ 500 đến 600 kg/ngày, giá bán sữa ổn định và cho thu nhập khá, chuỗi giá trị con bò của huyện đang từng bước hoàn thiện gắn với chuỗi giá trị con bò của tỉnh.

 

Đồng thời việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao. Qua đó diện tích nuôi tôm thâm canh 2, 3 giai đoạn, mô hình ứng dụng công nghệ cao đến nay có 1.247/1.500 ha. Hiện nay, huyện tập trung triển khai kế hoạch phát triển 1.500 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, vận động hộ tham gia thành lập Hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao.

 

Trồng lúa theo hướng hữu cơ đem lại thu nhập ổn định cho người dân.

 

Trong thời gian tới để tập trung nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện theo hướng phát triển bền vững. Thạnh phú đặt biệt quan tâm trong công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất các sản phẩm chủ lực của huyện theo chuỗi giá trị gắn với nâng cao nhận thức của người nông dân về liên kết ngang giữa các hộ sản xuất và liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra thông qua việc tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, gắn với phát triển du lịch nông nghiệp và xây dựng sản phẩm OCOP để hỗ trợ cho phát triển ổn định, bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tập trung phát triển các chuỗi giá trị cây dừa, cây lúa sản xuất theo hướng hữu cơ, chuỗi con bò, con tôm biển đạt chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tỉnh giao, gắn kết chặt chẽ với chuỗi giá trị của tỉnh về sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp. Vận động phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực của huyện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đảm bảo môi trường và an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Chủ động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án và nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, huy động nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia chuỗi giá trị.

 

Đặc biệt thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, sinh học, hữu cơ,... nhân rộng các mô hình trồng dừa hữu cơ, nuôi tôm công nghệ cao; phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, sử dụng phân, thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản