Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tìm ra những cách làm hay, những mô hình hiệu quả, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao thu nhập của người dân, góp phần thực hiện hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện 07 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2023. 

 

Trong năm 2023 Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện 07 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới gồm Ứng dụng Map4D GIS Platform cho việc số hóa, quản lý nuôi tôm công nghệ cao (4000 ha) tại tỉnh Bến Tre; Nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP cho các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển sản phẩm tiềm năng để được công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho các sản phẩm từ con tôm sú và tôm thẻ của tỉnh Bến Tre; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vào chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững và Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý chuỗi giá trị cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

 

Các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt những kết quả tích cực, tập trung chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, phát triển kinh tế của địa phương. Nhiều dự án ứng dụng công nghệ mới, mang tính đột phá nhằm tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các ngành sản xuất được triển khai ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

 

Ứng dụng Map4D GIS Platform cho việc số hóa, quản lý nuôi tôm công nghệ cao.

 

Đa số các đề tài, dự án khoa học công nghệ tập trung nghiên cứu vào chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; các quy trình bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới như: xây dựng bản đồ chuyên đề nông nghiệp trồng trọt tỉnh Bến Tre, cho phép cập nhật thông tin lên bản đồ các dữ liệu đã chuẩn hóa GIS và phần mềm quản lý cây trồng nông nghiệp tích hợp trên bản đồ số; Ứng dụng nền tảng Map4D GIS Platform để xây dựng phần mềm số hóa, quản lý 1.900 hecta vùng nuôi tôm công nghệ cao, hướng đến việc mở rộng phạm vi số hóa, quản lý 4.000 hecta theo quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025; Xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre giúp áp dụng công nghệ số trong quản lý chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu của các sản phẩm OCOP; Phát triển có hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” dùng cho dừa xiêm xanh và bưởi da xanh, tôm càng xanh, sầu riêng Cái Mơn, Cua biển, xoài Tứ Quý, chôm chôm.

 

Trong thời gian tới sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn với liên kết sản xuất;  xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm OCOP cho các tổ chức kinh tế tập thể; tiếp tục triển khai nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre; xây dựng mô hình chuyển đổi số trong quản lý chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh vào chuỗi liên kết sản xuất nâng cao giá trị nông sản theo hướng hữu cơ bền vững. Xây dựng Không gian thương hiệu Bến Tre để hỗ trợ quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa và sản phẩm được chứng nhận OCOP; tổ chức các hoạt động kết nối, đào tạo, tư vấn, mua bán, đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp có thương hiệu.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản