Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi

Tác động đến sinh lý của vật nuôi có rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về ánh sáng môi trường bao gồm nhiệt độ, bức xạ ánh sáng và yếu tố về nước mà trong đó nhu cầu về nước uống là rất quan trọng, nó gắn liền với đời sống vật nuôi. Nếu như có một sự thay đổi quá lớn so với yêu cầu sinh lý bình thường của vật nuôi, thì có thể gây hại, đe doạ đến đời sống vật nuôi. Vì thế trong chăn nuôi ngoài yếu tố về thức ăn, con giống, thuốc thú y… thì người chăn nuôi cần phải chú ý đến hai vấn đề quan trọng nêu trên.

 

Yếu tố về nước:


Nhu cầu về nước uống của vật nuôi:


Nước là một chất dinh dưỡng thuần tuý mà gia súc, gia cầm cần với một lượng lớn nhất. Gia súc, gia cầm cần nước với nhiều lý do: trao đổi chất, điều hoà thân nhiệt, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ thể, đưa chất thải của trao đổi chất đi, sản xuất sữa và cần cho tăng trưởng và sinh sản. Gia súc, gia cầm thực tế có thể mất hết mỡ và mất hơn nửa protein thì vẫn sống, trong khi đó nếu mất 1/10 lượng nước cơ thể thì sẽ chết.

 

 

Các nhân tố ảnh  hưởng đến nhu cầu nước và lượng nước uống của vật nuôi: Nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi nhốt, sự thông thoáng.

 

Chuồng gà nuôi đảm bảo thông thoáng.

Mức độ chịu mặn của vật nuôi:

* Theo tổ chức FAO:


- Nước ngọt là nước có độ mặn không quá 1‰.

 

- Nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì có độ mặn nhỏ hơn 0,4 ‰.

 

- Nếu độ mặn cao hơn 2‰ thì nguồn nước coi như bị nhiễm mặn.

 

 

Yếu tố về ánh sáng bao gồm nhiệt độ và bức xạ ánh sáng:


Ở vật nuôi thường là thuộc nhóm sinh vật đẳng nhiệt, chúng có nhiệt độ cơ thể luôn luôn ổn định nhờ cơ chế điều hoà nhiệt riêng và trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não. Nhiệt độ cơ thể thay đổi tuỳ theo loài như ở gia cầm thường là 40 - 420 C, ở gia súc thường từ 36,6 - 39,50 C.

 

Khi nhiệt độ môi trường cao sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi:

 

- Sự trao đổi chất của vật nuôi bị rối loạn. Cơ thể chúng không thể phát triển được bình thường. Nếu nhiệt độ quá cao con vật có thể chết.

 

- Sự sinh sản: con vật sẽ sinh sản kém, hoặc không sinh sản, con đực thì không sản xuất tinh trùng và con cái sẽ không sản xuất trứng.

 

Ngoài sự ảnh hưởng về nhiệt độ, hiện tại môi trường chúng ta đang sống còn bị ảnh hưởng rất lớn đến bức xạ của ánh sáng do lỗ thủng của tầng Ozon, các tia tử ngoại chiếu trực tiếp trên con người và vật nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, riêng đối với vật nuôi sẽ làm cho con vật có sức sinh trưởng và sinh sản kém.

 

Biện pháp hạn chế tình trạng hạn mặn:   

 

Tiến hành nạo vét và đắp bờ bao cục bộ trong ao, mương vườn để chứa, dự trữ nước ngọt, hoặc có thể trữ nước ngọt bằng túi nylon để trong mương vườn với kích thước túi tùy theo điều kiện và chiều dài của ao.

 

Đóng lại các cống rãnh khi nước mặn xâm nhập.

 

Chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên quét dọn chuồng, có biện pháp thu gom và xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, xây hầm biogas.

 

Để phòng chống nắng nóng do nhiệt độ, ẩm độ cao trong chuồng nuôi chúng ta cần giảm mật độ nuôi so với mật độ khuyến cáo. Đặc biệt là gia súc, gia cầm nuôi nhốt. Tăng cường làm mát chuồng nuôi bằng bóng cây hoặc phun sương hay che bạt tránh nắng.

 

 

Cung cấp đầy đủ nước uống trong trang trại gà.

 

Túi nilon hình trụ tròn đặt theo chiều dài của ao mương.

 

Đối với gia cầm, tránh gây xáo trộn đàn. Tăng cường bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát, bổ sung vào nước uống các loại vitamin C, B.Complex, chất điện giải nhằm nâng cao sức đề kháng, giải nhiệt cho gia súc, gia cầm.

 

Không cho ăn thúc, vỗ béo trong giai đoạn hạn mặn này.

 

Chuồng trại gần ao thoáng mát.

 

Nên khử trùng nước uống bằng Cloramin B với liều 1g/100l nước để sau 30 phút, rồi mới sử dụng.

 

Mùa hạn mặn bệnh tiêu chảy thường hay xảy ra do sự thay đổi môi trường như nắng nóng làm rối loạn quá trình trao đổi chất của vật nuôi, nguồn nước, thức ăn bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, sức đề kháng của vật nuôi kém, từ đó bệnh tiêu chảy như thương hàn, hay bệnh tiêu chảy do Ecoli phát sinh, nếu bệnh xảy ra, ta dùng kháng sinh như Genta-Tylo hay Florfenicol phối hợp với Oxytetracycline để điều trị cho hiệu quả cao.

 

Tóm lại, hạn mặn đã làm xáo trộn sinh lý vật nuôi, làm ảnh hưởng đến năng suất trong chăn nuôi như sức sinh trưởng kém, sức sinh sản của vật nuôi kém, vì vậy người chăn nuôi cần dự trữ đủ nước ngọt, làm mát chuồng nuôi, hạn chế tái đàn và hạn chế việc vỗ béo, cần tiêm ngừa vắc xin đầy đủ và bổ sung các loại vitamin như C, B Complex, chất điện giải để làm tăng sức khoẻ đàn vật nuôi.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản