Hiệu quả của mô hình nuôi vịt biển tại Bến Tre

Nghề chăn nuôi thủy cầm, chủ yếu là nuôi vịt thịt và vịt sinh sản trên địa bàn huyện Thạnh Phú đã có từ lâu đời, giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên những năm qua, huyện chịu ảnh hưởng nhiều của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho nông hộ. Do đó, việc du nhập, nuôi dưỡng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết bất thường tại địa phương là rất cần thiết. Trước đó, các mô hình chăn nuôi vịt biển của các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Long An được xem là giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần đa dạng hóa đối tượng vật nuôi và cho người dân lựa chọn con giống phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông Thạnh Phú thực hiện mô hình Chăn nuôi vịt biển tại Bến Tre tại xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú. Có 9 nông dân tham gia nuôi 2.390 giống vịt biển 15-Đại Xuyên bố mẹ bóp mái 1 ngày tuổi, từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp tỉnh.

Tham gia mô hình, hộ dân được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 30% chi phí thức ăn hỗn hợp, vaccin, thuốc thú y và thuốc sát trùng và được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật nuôi vịt biển, quy trình chăm sóc vịt con, vịt hậu bị, cách tuyển chọn, nuôi dưỡng vịt đẻ, thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mô hình.
 

 Cấp phát giống vịt biển 1 ngày tuổi cho các hộ tham gia mô hình.

 

Ông Lê Văn Phúc ấp An Ngãi A chia sẻ: Lúc đầu tôi cũng thấy lo vì đây là giống vịt mới, không biết nuôi nó dễ nuôi như giống vịt địa phương không. Nhưng thực tế từ khi tôi nhận nuôi 240 con sau 3 tháng nuôi thì thấy vịt biển rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, mau lớn, ít bệnh và có nguồn gốc nên an tâm trong việc đầu tư. Đàn vịt nuôi sống cao và tăng trọng nhanh, bình quân 2,8 kg/con. Sau khi tuyển chọn được 151 con vịt biển làm giống. Đến nay đàn vịt đã đẻ tốt, mỗi ngày đêm tôi thu được 76 trứng với giá bán 3.000 đ/hột, thu được 228.000 đồng tiền bán trứng. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi tháng hộ lãi được 2,8 triệu đồng.

Một số hộ nông dân tham gia mô hình cũng cho biết: ưu điểm của giống vịt biển là sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, đẻ sai, quả trứng to và đều nhau, chất lượng thịt và trứng thơm ngon hơn so với các giống vịt nuôi trước đây tại địa phương.

 Đoàn quản lý, kiểm tra đến thăm điểm mô hình.

 

Theo kết quả mô hình cho thấy, với qui mô 2.390 con 1 ngày tuổi đến 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt 90% và trọng lượng bình quân 2,8 kg/con. Mô hình tuyển chọn được 810 vịt mái giống đưa vào đẻ. Mỗi ngày đêm đàn vịt đẻ 769 trứng với giá bán 3.000 đồng/trứng, trừ mọi chi phí, lãi ròng còn lại 1 triệu đồng.


Tại buổi tổng kết mô hình, ông Đỗ Đức Khơ-Chuyên viên Sở Nông nghiệp và PTNT nhận định: mô hình tuyển chọn đàn vịt mái giống có nguồn gốc, đồng đều, an toàn dịch bệnh và đảm bảo chất lượng. Theo đề xuất của ông Khơ do đàn vịt giống bố mẹ có nguồn gốc và tỷ lệ có phôi rất cao nên đề nghị các hộ tiếp tục nhân giống để tạo ra vịt thịt thương phẩm nhằm gia tăng giá trị kinh tế cho gia đình.

 

Theo ông Nguyễn Văn Thao-Chủ Hội nông dân xã An Thạnh, mô hình bổ sung thêm nguồn giống mới thích nghi được ở môi trường nước lợ, nước mặn, đặc biệt nguồn nước có độ mặn khoảng 10%o vịt biển vẫn phát triển và đẻ trứng bình thường. Hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia cũng khá cao từ việc nuôi vịt lấy trứng. Trong thời gian tới, các hộ tiếp tục lấy trứng ấp nở để nuôi vịt thịt và nhân rộng ra các hộ khác.

 Ông Nguyễn Văn Thao-Chủ tịch Hội Nông xã An Thạnh

phát biểu trong buổi tổng kết.

 

Kết luận buổi tổng kết, ông Châu Hữu Trị-Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khẳng định: mô hình giúp hộ dân chọn lựa giống vịt phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, tạo sinh kế mới cho người dân tại vùng xâm nhập mặn và đáp ứng yêu cầu thực tế tại địa phương. Qua đó, các hộ cần quản lý tốt đàn vịt biển giống để phát triển nhân đàn nhằm tạo ra vịt biển thương phẩm có nguồn gốc đến người chăn nuôi tại địa phương và các vùng lân cận.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật