Kinh nghiệm quản lý và phòng trị rệp sáp trên cây ăn trái

Rệp sáp (Pseudococus spp) hiện là đối tượng dịch hại khá quan trọng đối với hầu hết các loại cây trồng và gây hại gần như tất cả các bộ phận của cây làm giảm hơn 80% chất lượng thương phẩm hàng nông sản nên hiệu quả sản xuất cũng giảm làm cho người làm vườn rất lo lắng và tìm mọi cách để phòng trị nhưng kết quả đạt được không cao. Vậy thì nguyên do đâu?

Với rệp sáp cũng như mọi đối tượng dịch hại khác, để phòng và trị hiệu quả cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như quy luật phát sinh phát triển, phương thức gây hại của chúng từ đó sẽ có được giải pháp quản lý và phòng trị, nghĩa là chúng ta phải biết chúng từ đâu đến, đến bằng cách nào, sống và gây hại ra sao? Để phòng khi chúng chưa đến và trị khi chúng gây hại. Hiện tại nông dân chỉ biết trị nên hiệu quả không cao và quá trình tái diễn, lặp lại có khi còn nặng hơn, đôi lúc phát sinh thành dịch bệnh lan rộng cả khu vực.

 

 Rệp sáp gây hại trên rễ.


Nói về rệp sáp đây là loài sinh tinh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính (không cần con đực). Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm, màu hồng, thân phủ lớp sáp trắng, quanh thân có một tia sáp dài trắng xốp, chúng đẻ hàng trăm trứng và nở con dưới bụng sau 3-5 ngày. Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, di chuyển tìm nơi sống cố định, vài ngày sau trên mình xuất hiện lớp bột sáp trắng và tua sáp ở phía đuôi. Rệp đực trưởng thành dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng. Rệp trưởng thành hầu như không di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến sống cộng sinh. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi và chúng thường xuất hiện vào mùa nắng.

 

 Rệp sáp gây hại trên lá.   
 

 

 Nấm bồ hóng.



Ở dưới đất, rệp sáp làm ổ dưới mặt đất chừng 5-10cm sâu xuống khoảng 40-60cm tập trung gây hại các vùng rễ. Chúng phát triển mạnh vào mùa mưa và tập trung chủ yếu ở phần rễ chính, khi mật độ tăng cao chúng lây lan sang các vùng rễ bên, rễ tơ, gặp điều kiện thuận lợi kết hợp với một loài nấm Bornetina Corium tạo thành lớp măng xông bao bọc bên ngoài tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh cổ rễ và các đoạn rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ mọi lứa tuổi cắn phá làm cây cằn cỗi, lá vàng héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Còn các bộ phận bên trên của cây như đọt non, lá non, hoa trái... Khi cây chưa ra hoa kết trái thì rệp sinh sống ở mặt dưới của lá nhất là ở những lá còn non và trên đọt non, cành non để hút nhựa và sinh sản. Đến khi cây ra hoa và nhất là từ lúc tượng trái non thì chúng xuất hiện nhiều trên trái. Nếu mật độ cao, rệp có thể bao phủ cả bề mặt của trái làm cho trái non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị hại nhẹ, trái vẫn phát triển nhưng hương vị lại giảm đi. Sau khi rệp sáp tấn công một thời gian thì các loại nấm bồ hóng bám vào làm đen lá, hoa và trái.

     

 

 

 

 Rệp sáp gây hại trên trái


Với đặc điểm và tập tính trên không thể đơn thuần dùng thuốc đặc trị để phun trị khi thấy chúng xuất hiện trên lá, hoa, trái. Kết quả sẽ diệt được ngay những con rệp gây hại nhưng không quá 7 ngày sau mật số sẽ tăng thêm và vùng gây hại lại mở rộng hơn, vì trứng sẽ nở rệp con và kiến tiếp tục tha rệp từ rễ lên hoặc nơi khác đến, vì rệp và kiến có mối quan hệ cộng sinh với nhau, rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến nên kiến luôn bảo vệ và chăm sóc rệp. Do vậy, để quản lý và phòng trị rệp sáp gây hại cho cây trồng có hiệu quả cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, quản lý và phòng ngừa

- Quản lý và phòng ngừa sự xâm nhập của rệp sáp vào khu vườn của mình từ các vật dụng như đất, chất độn bầu cây con giống; rau, quả... từ nơi khác đến bằng cách tiêu hủy ngay khi phát hiện chúng;
- Kiểm soát tốt các loại cây trồng giáp ranh thường hay nhiễm rệp sáp như chuối sáp, ổi, mãng cầu, cây so đũa, đu đủ... bằng cách cắt tiả cành tạo khoảng không hợp lý không cho kiến di chuyển qua lại. Trong điều kiện có thể, dùng thuốc BVTV xử lý bờ ranh xung quanh và cả trong vườn cây ăn trái bằng các loại thuốc có tính lưu dẫn;
- Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn thông thoáng dễ quản lý;
- Định kỳ phun ngừa rệp sáp và kiến bằng cách dùng thuốc đặc trị phun ½ cây xuống mặt đất. Riêng mặt đất có thể dùng vòi phun soi quanh gốc từ 5-7 lổ, cách nhau 1-2m/lổ.

Thứ hai, phòng và trị rệp sáp gây hại trên vườn cây ăn trái

- Trị rệp sáp ngay tại gốc. Giai đoạn mới ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất. Sau đó rệp di chuyển dần sang các rễ bên. Chúng phát triển và gây hại từ giai đoạn rễ còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn, khi rệp sáp ký sinh ở rễ tập trung ở mật độ cao mới biểu hiện rõ trên cây. Cách nhận diện, khi bị nặng cây phát triển chậm lá chuyển vàng; thấy kiến hoạt động, di chuyển liên tục xung quan thân và cổ rễ thì tiến hành diệt ngay chúng theo trình tự sau:

Bước 1. Tìm và đưa rệp sáp ra khỏi môi trường sống. Đầu tiên xới nhẹ quanh gốc hoặc dùng vòi phun áp lực dí và soi vào gốc để rệp sáp bung ra khỏi rễ và trồi lên mặt đất, lúc đó sẽ có một phần sáp sẽ tróc ra khỏi rệp và nên thực hiện vào buổi sáng;

Bước 2. Thực hiện vào buổi chiều rệp sáp dễ bị tiêu diệt hơn vì chúng kiệt sức do bị tách rời nguồn thức ăn và ẩm độ đất lúc này sẽ hợp lý hơn bằng cách dùng các thuốc đặc trị có tác động tiếp xúc, xông hơi như gốc Cypermethrin và Chlorpyriphos Ethyl theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra, cũng có thể pha thêm nước rữa chén để tăng hiệu lực.

- Quản lý và trị rệp sáp trên cây. Trên cây thì rệp sáp thường gây hại những cành lá non, hoa, trái ở gần mặt đất khi có dây leo, cỏ... làm cầu nối cho kiến tha rệp sáp từ đất lên. Do đó, cần dọn dẹp sạch cỏ, dây leo... và tìm cách diệt kiến bằng cách dùng 20-30 gr/gốc thuốc regent loại rải gốc trộn với ít đường bón quanh gốc, riêng các cành, chùm hoa trái bị rệp sáp gây hại nếu nặng có thể loại bỏ, tiêu hủy chúng, nếu nhẹ dùng thuốc đặc trị phun 2 lần cách nhau 7 ngày/lần.

Rệp sáp (Pseudococus spp) hiện là đối tượng dịch hại khá quan trọng đối với hầu hết các loại cây trồng và gây hại gần như tất cả các bộ phận của cây làm giảm hơn 80% chất lượng thương phẩm hàng nông sản nên hiệu quả sản xuất cũng giảm làm cho người làm vườn rất lo lắng và tìm mọi cách để phòng trị nhưng kết quả đạt được không cao. Vậy thì nguyên do đâu?

Với rệp sáp cũng như mọi đối tượng dịch hại khác, để phòng và trị hiệu quả cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như quy luật phát sinh phát triển, phương thức gây hại của chúng từ đó sẽ có được giải pháp quản lý và phòng trị, nghĩa là chúng ta phải biết chúng từ đâu đến, đến bằng cách nào, sống và gây hại ra sao? Để phòng khi chúng chưa đến và trị khi chúng gây hại. Hiện tại nông dân chỉ biết trị nên hiệu quả không cao và quá trình tái diễn, lặp lại có khi còn nặng hơn, đôi lúc phát sinh thành dịch bệnh lan rộng cả khu vực.

 

 Rệp sáp gây hại trên rễ.


Nói về rệp sáp đây là loài sinh tinh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính (không cần con đực). Rệp cái trưởng thành hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, ngang 2-3mm, màu hồng, thân phủ lớp sáp trắng, quanh thân có một tia sáp dài trắng xốp, chúng đẻ hàng trăm trứng và nở con dưới bụng sau 3-5 ngày. Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, di chuyển tìm nơi sống cố định, vài ngày sau trên mình xuất hiện lớp bột sáp trắng và tua sáp ở phía đuôi. Rệp đực trưởng thành dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh mỏng. Rệp trưởng thành hầu như không di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến sống cộng sinh. Vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi và chúng thường xuất hiện vào mùa nắng.

 

 Rệp sáp gây hại trên lá.   
 

 

 Nấm bồ hóng.



Ở dưới đất, rệp sáp làm ổ dưới mặt đất chừng 5-10cm sâu xuống khoảng 40-60cm tập trung gây hại các vùng rễ. Chúng phát triển mạnh vào mùa mưa và tập trung chủ yếu ở phần rễ chính, khi mật độ tăng cao chúng lây lan sang các vùng rễ bên, rễ tơ, gặp điều kiện thuận lợi kết hợp với một loài nấm Bornetina Corium tạo thành lớp măng xông bao bọc bên ngoài tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh cổ rễ và các đoạn rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ mọi lứa tuổi cắn phá làm cây cằn cỗi, lá vàng héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Còn các bộ phận bên trên của cây như đọt non, lá non, hoa trái... Khi cây chưa ra hoa kết trái thì rệp sinh sống ở mặt dưới của lá nhất là ở những lá còn non và trên đọt non, cành non để hút nhựa và sinh sản. Đến khi cây ra hoa và nhất là từ lúc tượng trái non thì chúng xuất hiện nhiều trên trái. Nếu mật độ cao, rệp có thể bao phủ cả bề mặt của trái làm cho trái non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị hại nhẹ, trái vẫn phát triển nhưng hương vị lại giảm đi. Sau khi rệp sáp tấn công một thời gian thì các loại nấm bồ hóng bám vào làm đen lá, hoa và trái.

     

 

 

 

 Rệp sáp gây hại trên trái


Với đặc điểm và tập tính trên không thể đơn thuần dùng thuốc đặc trị để phun trị khi thấy chúng xuất hiện trên lá, hoa, trái. Kết quả sẽ diệt được ngay những con rệp gây hại nhưng không quá 7 ngày sau mật số sẽ tăng thêm và vùng gây hại lại mở rộng hơn, vì trứng sẽ nở rệp con và kiến tiếp tục tha rệp từ rễ lên hoặc nơi khác đến, vì rệp và kiến có mối quan hệ cộng sinh với nhau, rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến nên kiến luôn bảo vệ và chăm sóc rệp. Do vậy, để quản lý và phòng trị rệp sáp gây hại cho cây trồng có hiệu quả cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, quản lý và phòng ngừa

- Quản lý và phòng ngừa sự xâm nhập của rệp sáp vào khu vườn của mình từ các vật dụng như đất, chất độn bầu cây con giống; rau, quả... từ nơi khác đến bằng cách tiêu hủy ngay khi phát hiện chúng;
- Kiểm soát tốt các loại cây trồng giáp ranh thường hay nhiễm rệp sáp như chuối sáp, ổi, mãng cầu, cây so đũa, đu đủ... bằng cách cắt tiả cành tạo khoảng không hợp lý không cho kiến di chuyển qua lại. Trong điều kiện có thể, dùng thuốc BVTV xử lý bờ ranh xung quanh và cả trong vườn cây ăn trái bằng các loại thuốc có tính lưu dẫn;
- Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn thông thoáng dễ quản lý;
- Định kỳ phun ngừa rệp sáp và kiến bằng cách dùng thuốc đặc trị phun ½ cây xuống mặt đất. Riêng mặt đất có thể dùng vòi phun soi quanh gốc từ 5-7 lổ, cách nhau 1-2m/lổ.

Thứ hai, phòng và trị rệp sáp gây hại trên vườn cây ăn trái

- Trị rệp sáp ngay tại gốc. Giai đoạn mới ký sinh, rệp sáp thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất hoặc ở những khe, rãnh trên rễ cây phần nằm dưới mặt đất. Sau đó rệp di chuyển dần sang các rễ bên. Chúng phát triển và gây hại từ giai đoạn rễ còn non cho đến khi rễ cây chết hoàn toàn, khi rệp sáp ký sinh ở rễ tập trung ở mật độ cao mới biểu hiện rõ trên cây. Cách nhận diện, khi bị nặng cây phát triển chậm lá chuyển vàng; thấy kiến hoạt động, di chuyển liên tục xung quan thân và cổ rễ thì tiến hành diệt ngay chúng theo trình tự sau:

Bước 1. Tìm và đưa rệp sáp ra khỏi môi trường sống. Đầu tiên xới nhẹ quanh gốc hoặc dùng vòi phun áp lực dí và soi vào gốc để rệp sáp bung ra khỏi rễ và trồi lên mặt đất, lúc đó sẽ có một phần sáp sẽ tróc ra khỏi rệp và nên thực hiện vào buổi sáng;

Bước 2. Thực hiện vào buổi chiều rệp sáp dễ bị tiêu diệt hơn vì chúng kiệt sức do bị tách rời nguồn thức ăn và ẩm độ đất lúc này sẽ hợp lý hơn bằng cách dùng các thuốc đặc trị có tác động tiếp xúc, xông hơi như gốc Cypermethrin và Chlorpyriphos Ethyl theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra, cũng có thể pha thêm nước rữa chén để tăng hiệu lực.

- Quản lý và trị rệp sáp trên cây. Trên cây thì rệp sáp thường gây hại những cành lá non, hoa, trái ở gần mặt đất khi có dây leo, cỏ... làm cầu nối cho kiến tha rệp sáp từ đất lên. Do đó, cần dọn dẹp sạch cỏ, dây leo... và tìm cách diệt kiến bằng cách dùng 20-30 gr/gốc thuốc regent loại rải gốc trộn với ít đường bón quanh gốc, riêng các cành, chùm hoa trái bị rệp sáp gây hại nếu nặng có thể loại bỏ, tiêu hủy chúng, nếu nhẹ dùng thuốc đặc trị phun 2 lần cách nhau 7 ngày/lần.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật