Bệnh chết nhánh sầu riêng nỗi lo người làm vườn

Trong thời gian ba năm trở lại đây, khi trái sầu riêng chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu, giá trái luôn biến động tăng có khi đạt đến 140.000 đồng/kg tại vườn. Hiện tại, giá đang thu mua từ 60.000-70.000 đồng/kg, với năng suất 20-25 tấn/ha làm cho giá trị sản xuất trái sầu riêng luôn đạt ở mức cao so với các loại cây trồng khác. Do đó, diện tích trồng cây sầu riêng cũng tăng rất đáng kể từ miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đến cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, điều đó đã được minh chứng qua việc sản xuất và tiêu thụ cây giống sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách với sản lượng hơn 500-600.000 cây/năm, giống chính là sầu riêng Monthong và Ri 6. Nhiều câu lạc bộ sầu riêng cũng được thành lập như Câu lạc bộ sầu riêng Krong Pak, CLB sầu riêng Ngũ Hiệp, CLB sầu riêng Chợ Lách…

 Bệnh gây hại trên sầu riêng.

 

Diện tích tăng, hộ trồng lại nhiều nhưng việc tiếp cận quy trình kỹ thuật chưa được đồng bộ nên trong quá trình canh tác luôn gặp phải một số trở ngại trong chăm sóc từ giai đoạn cây con đến khi khai thác. Như hiện tượng cháy lá, thối rễ, rụng hoa trái non, thối trái, cháy múi… Và một bệnh khá phổ biến hiện nay đã và đang gây hại rãi rác ở hầu hết các vườn sầu riêng trong thời kỳ cho trái làm cho nhà vườn luôn trong tâm trạng lo lắng.

Ghi nhận thực tế cho thấy bệnh xuất hiện và gây hại nặng trong mùa mưa khi có nhiệt độ và ẩm độ cao. Vị trí bệnh ở nơi phân cành hoặc các cành mọc ngang, ban đầu là dạng chỉ màu trắng do khuẩn ty phát triển trên bề mặt của vỏ cây, sau đó vết bệnh lây lan nhanh chóng tạo thành một lớp bao phủ quanh thân cành, chúng phát triển ngày càng dày đặc với màu trắng phấn, về sau chuyển màu hồng phấn cuối cùng chuyển màu xám trắng. Nấm ký sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm chết vỏ cây làm cho nước và chất dinh dưởng không được vận chuyển lên trên nên phần cành lá bên ngoài nhanh chóng bị úa vàng rồi chết. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt ra và chảy nhựa.

Triệu chứng trên có thể là bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor   Berk. & Broome)  hay còn gọi là mốc hồng (pink disease) là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Đây còn là dịch hại nguy hiểm trên một số cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, tiêu, điều, ca cao… Bệnh cũng rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt trên khu vực rìa phía Nam của Tây Nguyên. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam thì hầu hết những giống sầu riêng được trồng phổ biến ở miền Đông Nam bộ đều bị nhiễm bệnh nấm hồng trong điều kiện ngoài đồng. Và hiện nay bệnh lại xuất hiện và gây hại khá nghiệm trọng trên cây sầu riêng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

 Bệnh làm chết nhánh sầu riêng.

 

Qua khảo sát một số vườn sầu riêng bị bệnh trên địa bàn huyện Chợ Lách các nguyên nhân sau đây cần được quan tâm:
- Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết đã có những thay đổi bất thường tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh và phát triển mạnh;
- Nông dân có xu hướng trồng sầu riêng khá dày lại tận dụng khoảng trống trồng xen nhiều loại cây trồng khác để tận thu;
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng chưa được người dân cập nhật, quá chú trọng đến việc nuôi cây bằng phân hoá học;
- Chưa hiểu rõ được bệnh nên việc quản lý, phòng trị gần như không kết quả.

    Để hạn chế tối đa bệnh nấm hồng, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Tạo vườn cây thông thoáng. Nên trồng cây ở mật độ vừa phải từ 8-10m/cây; tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa nhất là các đợt áp thấp nhiệt đới.
- Tập trung phòng bệnh là chính và cần được tiến hành trên diện rộng, định kỳ 14 ngày/lần. Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm, nhất là những tháng có mưa nhiều và tập trung, những vườn chớm bệnh cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời để hạn chế lây lan.
- Trong điều kiện bệnh nặng nên tỉa bỏ, tiêu hủy nguồn bệnh và sử dụng thuốc hóa học để trị với các gốc thuốc như Validamycin, Bordeaux, Carbendazym, hexaconazol… phun bao vây 5-7 ngày/lần khi hết bệnh chuyển sang phòng.
Lưu ý: Trong phòng trị tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật