Câu lạc bộ sầu riêng mô hình phát triển bền vững cho nông nghiệp Chợ Lách

Sầu riêng là 1 trong 12 loại cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa vào quy hoạch trồng tập trung ở Nam bộ. Với Chợ Lách, sầu riêng là cây trồng chính với diện tích hơn 1.052 ha (năm 2016) và trong định hướng phát triển đến 2020 sẽ tăng từ 10-15%. Đây cũng loại cây trồng đã tạo nên thương hiệu “Trái cây Cái Mơn” nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Sở KH&CN Bến Tre đang tập trung xác lập lại chỉ dẫn địa lý cho trái sầu riêng Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách.

 

 Buổi sinh hoạt CLB ngoài đồng tại xã Hòa Nghĩa.


Với lợi thế đó, ngày 10 tháng 4 năm 2017, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp cùng Trạm Khuyến nông tổ chức ra mắt câu lạc bộ sầu riêng Chợ Lách, bước đầu với 25 thành viên, đây là những nồng cốt đại diện cho các Tổ hợp tác, Tổ liên kết sản xuất sầu riêng thuộc các xã Sơn Định, Hòa Nghĩa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Thị Trấn Chợ Lách, đến nay số thành viên câu lạc bộ đã tăng lên 42 và địa bàn được mở rộng đến các xã Tân Thiềng, Phú Phụng, Vĩnh Bình.

Với mục tiêu chính là xây dựng mối liên kết vững chắc trong nông dân, hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung để tổ chức sản xuất theo kế hoạch, mùa vụ đáp ứng nhu cầu thị trường; hình thành và tổ chức hoạt động tốt Hợp tác xã để tiêu thụ trái sầu riêng Chợ Lách.

 

 Buổi giao lưu CLB Krongpak (Đaklak) tại xã Sơn Định.


Do đó, câu lạc bộ đã thành lập và tổ chức sinh hoạt định kỳ vào ngày 10 hàng tháng nhằm tập hợp kinh nghiệm, lồng ghép những tiến bộ của khoa học và công nghệ để hoàn thiện quy trình sản xuất trái sầu riêng ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó sẽ từng bước củng cố các Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng của các xã, thị trấn. Tiếp theo sẽ thành lập Hợp tác xã sầu riêng Chợ Lách nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu tập thể “sầu riêng Cái Mơn” do Sở KH&CN Bến Tre đã và đang xác lập lại chỉ dẫn địa lý cho trái sầu riêng; sẽ làm đối tác với các doanh nghiệp đầu vào góp phần giảm chi phí sản xuất, liên danh liên kết với các doanh nghiệp đầu ra, tham gia thị trường tiêu thụ góp phần gia tăng giá trị sản xuất.

Sau 8 kỳ sinh hoạt, nhiều kinh nghiệm đã được chia sẻ, các tiến bộ kỹ thuật cũng được chuyển giao áp dụng vào sản xuất từng bước tạo được lòng tin của người trồng sầu riêng, nhiều câu lạc bộ ngoài huyện cũng đến giao lưu, học hỏi như Câu lạc bộ sầu riêng Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang; Câu lạc bộ sầu riêng huyện Krôngpak tỉnh Đaklak …

Sự thành công bước đầu của câu lạc bộ là do sự sáng tạo trong tổ chức, điều hành của ban chủ nhiệm, sự cố vấn kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông cùng với tinh thần tự nguyện của tất cả thành viên trong câu lạc bộ. Các lần sinh hoạt được diễn ra trên chính khu vườn của mỗi thành viên tại các xã nhằm giải quyết cụ thể những hạn chế còn tồn đọng trong mỗi khu vườn và bàn biện pháp canh tác tốt cho mỗi giai đoạn trong quy trình sản xuất tiếp theo. Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm đã được chia sẻ áp dụng khá thành công như dùng Paclobutazol phun trực tiếp vào chùm hoa trước và sau nở, đậy bạt nylon lên cành khi hoa nở bị mưa đêm, việc có nên thụ phấn cho hoa sầu riêng hay không cũng được các thành viên câu lạc bộ chia sẻ rất tích cực, kết quả cùng thống nhất “không cần thiết thụ phấn”.

Để chuẩn bị cho việc thành lập Hợp tác xã vào cuối năm 2018. Đối với khâu thị trường, câu lạc bộ sẽ tổ chức lại việc tiêu thụ sản phẩm trái sầu riêng. Đồng thời xây dựng và phát triển nhãn hiệu sầu riêng Chợ Lách thông qua việc xây dựng logo và mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sau đó sẽ tổ chức xúc tiến thương mại thông qua cổng công nghệ thông tin, truyền thông, tham gia các hội chợ, hội thi; xây dựng các điểm bán hàng; Liên kết các chuỗi siêu thị... từng bước kết nối và đồng hành với doanh nghiệp đầu ra. Đối với khâu sản xuất, trước mắt sẽ hoàn thiện quy trình canh tác sầu riêng thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ; khảo sát và quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gắn với tập quán, kinh nghiệm và quy trình kỹ thuật phù hợp, từng bước xây dựng các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, gắn kết với một số công ty vật tư nông nghiệp để cung ứng vật tư đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng và giảm chi phí cho sản xuất.

Với kết quả có được của buổi ban đầu và định hướng những bước đi tiếp theo của câu lạc bộ sầu riêng cho thấy đây thật sự là mô hình phát triển bền vững ngành nông nghiệp Chợ Lách trong xu thế hội nhập.

Việc đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị đối với cây sầu riêng thông qua câu lạc bộ là cách làm mới cần được nhân rộng sang các loại cây trồng khác như chôm chôm, bưởi da xanh.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật