Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN

Hiệu quả mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học

Hiệu quả mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Bình Đại khuyến khích vận động hội viên tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng mô hình nông nghiệp hiệu quả. Đơn cử mô hình ủ phân chuồng hữu cơ sinh học của ông Trần Văn Đồng, ấp Giồng Bông, xã Thới Lai vừa đem lại nhiều hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp, đồng thời, mô hình này góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường.

 Hiệu quả của mô hình nuôi vịt biển tại Bến Tre

Hiệu quả của mô hình nuôi vịt biển tại Bến Tre

Nghề chăn nuôi thủy cầm, chủ yếu là nuôi vịt thịt và vịt sinh sản trên địa bàn huyện Thạnh Phú đã có từ lâu đời, giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên những năm qua, huyện chịu ảnh hưởng nhiều của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho nông hộ. Do đó, việc du nhập, nuôi dưỡng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng và khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết bất thường tại địa phương là rất cần thiết. Trước đó, các mô hình chăn nuôi vịt biển của các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Trà Vinh, Long An được xem là giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần đa dạng hóa đối tượng vật nuôi và cho người dân lựa chọn con giống phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Phòng trừ côn trùng gây hại cây Na “Hoàng hậu”

Phòng trừ côn trùng gây hại cây Na “Hoàng hậu”

Na “Hoàng hậu” là tên gọi của giống Mãng cầu Ta (mãng cầu dai) mới, có nguồn gốc từ Thái Lan, thuộc họ Na, có ưu điểm trái lớn (trọng lượng có thể trên 1kg/trái), ít hạt, hương vị ngon, nên được thị trường rất ưa chuộng, giá thu mua cao gấp 3 lần giống Na nội địa. Cây trồng từ 16-18 tháng tuổi đã bắt đầu cho trái, nếu chăm sóc tốt cây có thể ra hoa, ra trái quanh năm. Đây là loại cây trồng ít kén đất, có tính thích nghi tốt, chịu được hạn nhưng không chịu úng. Mặc dù Na “Hoàng hậu” ít sâu bệnh, nhưng cũng có một số dịch hại phổ biến, đáng quan tâm nhất là sâu đục trái, câu cấu xanh và rệp sáp.

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đưa vào sử dụng máy sinh học phân tử, triển khai phát đồ điều trị bệnh viêm gan B, C

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đưa vào sử dụng máy sinh học phân tử, triển khai phát đồ điều trị bệnh viêm gan B, C

Đầu năm 2018, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu chính thức được nâng hạng lên Bệnh viện hạng I. Đây là điều kiện để bệnh viện đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cũng như triển khai các kĩ thuật có độ khó cao trong điều trị. Trong đó, nổi bật nhất là việc Bệnh viện trang bị máy Sinh học phân tử tự động Cobas 4800 của hãng Roche với tổng trị giá là 3,8 tỷ đồng.

 Những biểu hiện của suy thoái đất vườn cây ăn trái và giải pháp hạn chế

Những biểu hiện của suy thoái đất vườn cây ăn trái và giải pháp hạn chế

Thực tế hiện nay nhiều vườn cây ăn trái đang kỳ xử lý ra hoa, đậu trái thì bị cháy lá, xì mủ, thối rễ và sau mùa thu hoạch trở nên cằn cỗi, trơ cành và nguy cơ bỏ vụ rất cao. Theo nhận định của các nhà khoa học thì đó là những biểu hiện của hiện tượng suy thoái đất, sự thoái hóa đất kèm theo sự khai thác quá mức và liên tục làm cây không kịp phục hồi là những nguyên nhân chính làm cho một cây trồng rơi vào trạng thái suy kiệt, dần mất đi sức sống và chết, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Kinh nghiệm quản lý và phòng trị rệp sáp trên cây ăn trái

Kinh nghiệm quản lý và phòng trị rệp sáp trên cây ăn trái

Rệp sáp (Pseudococus spp) hiện là đối tượng dịch hại khá quan trọng đối với hầu hết các loại cây trồng và gây hại gần như tất cả các bộ phận của cây làm giảm hơn 80% chất lượng thương phẩm hàng nông sản nên hiệu quả sản xuất cũng giảm làm cho người làm vườn rất lo lắng và tìm mọi cách để phòng trị nhưng kết quả đạt được không cao. Vậy thì nguyên do đâu?

Bình Đại: Hiệu quả bước đầu của tổ hợp tác trồng nấm xã Long Hòa

Bình Đại: Hiệu quả bước đầu của tổ hợp tác trồng nấm xã Long Hòa

Xã Long Hòa, huyện Bình Đại là xã thuần nông, có nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, xã Long Hòa, chú trọng nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo hiệu quả. Trong đó, tổ hợp tác (THT)  trồng nấm xã Long Hòa là mô hình điển hình, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập kinh tế gia đình, giảm nghèo hiệu quả.

 Hạn chế hiện tượng rụng hoa, trái non do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

Hạn chế hiện tượng rụng hoa, trái non do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

Sản xuất nghịch vụ là lợi thế của nông dân đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, rũi ro thường rất lớn vì mùa vụ tập trung trong những tháng mưa, lũ.

Kỹ thuật canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm huyện Thạnh Phú

Kỹ thuật canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm huyện Thạnh Phú


- Đất canh tác bị nhiễm mặn theo mùa, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến tháng 7 năm sau với độ mặn biến động từ 2-10‰. Tùy thuộc vào lượng mưa hàng năm mà thời gian nhiễm mặn và độ mặn sẽ khác nhau ở từng vùng. Nước ngọt phù hợp để lúa phát triển trong khoảng thời gian từ trung tuần tháng 8 đến tháng 12.
- Tầng canh tác tích lũy nhiều chất hữu cơ sau mỗi đợt nuôi tôm (do thức ăn dư, xác bã thực vật...). Các chất này khi khoáng hóa sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho lúa, nhất là giai đoạn 20 ngày đầu sau sạ.
- Trồng lúa trong vuông tôm giúp cải thiện môi trường đất từ đó giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm (do các chất hữu cơ được khoáng hóa và cây lúa hấp thu dần trong quá trình canh tác).
- Sản xuất lúa có giá thành thấp (do giảm được các khoảng chi phí: không cần cày xới, giảm lượng phân bón và hạn chế đến không sử dụng thuốc BVTV,...).
- Có thể kết hợp trồng lúa với nuôi tôm cá trong ruộng và trồng một số loại cây màu ngắn ngày trong mùa mưa trên bờ bao để tăng thêm thu nhập.
- Đây là mô hình sản xuất bền vững ở vùng lúa-tôm.

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm xoài tứ quý huyện Thạnh Phú theo hướng hữu cơ sinh học

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm xoài tứ quý huyện Thạnh Phú theo hướng hữu cơ sinh học

Xoài tứ quý được Trung tâm Khuyến nông chọn đầu tư mô hình trồng cho vùng đất trồng kém hiệu quả ven biển từ năm 1998. Từ mô hình 5 ha mang lại hiệu quả tăng thu nhập cho người nông dân, đến nay diện tích vườn xoài tứ quý ngày càng được nhân rộng trên 200 ha ở đất giồng cát ven biển 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải của huyện Thạnh Phú, diện tích trồng xoài tứ quý ngày càng được mở rộng, do tính thích nghi của cây xoài trên giồng cát mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho nông hộ, cây xoài dần dần thay thế các loại màu kém hiệu quả, nhất là tình hình biến đổi khí hậu trở nên gay gắt, việc thiếu nước ngọt để sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp làm trăn trở đối với nông nghiệp địa phương.