Cùng nông dân bảo vệ môi trường

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc gia tăng dân số, cùng với xu thế đô thị hóa ngày càng mạnh, trong sản xuất cây trồng con người phải thâm canh để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng sẽ gây mất cân bằng sinh thái, dẫn đến của dịch hại cây trồng ngày càng tăng, thường xuất hiện những những trận dịch sâu- bệnh trên diện rộng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người ta phải tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học được xem là quan trọng để bảo vệ được năng suất cây trồng. 

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV đã đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, diệt dịch hại nhanh, áp dụng đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Biện pháp hóa học nông dân có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, dễ sử dụng và nhiều khi chỉ xem việc phòng trừ dịch hại là biện pháp phòng trừ duy nhất. 

Từ những hiệu quả của biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại, nguồn hàng thì phong phú, tư tưởng ỷ lại vào biện pháp hóa học dẫn đến nông dân lạm dụng, lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng, sử dụng nhiều lần trên vụ, thiếu kiểm soát, dùng sai, nên nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV đã gây ra như: ô nhiễm nguồn nước và đất; để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cấp tính và mãn tính cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp, nhóm thiên dịch ngày bị giảm, làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong tự nhiên, gây hiện tượng bộc phát và tái phát dịch hại ngày càng nhiều, xuất hiện các loài dich hại mới, tạo tính kháng thuốc của dịch hạị dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV bị giảm sút…. 

Ngoài những hạn chế trên, điều bấy lâu nay ít người quan tâm của hậu quả việc sử dụng thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường do vỏ, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng, nông dân chưa có biện pháp thu gom, vứt bừa bãi ngay trên đồng ruộng. Đây là loại rác (thủy tinh, nhựa, vỏ nhôm,…) sẽ tồn tại lâu bền trong môi trường và tích lũy ngày càng nhiều, đây là vấn nạn ô nhiễm môi trường ở những vùng sản xuất hiện nay. Theo tính toán của các chuyên gia, tại Việt Nam, khối lượng bao gói thuốc BVTV chiếm trung bình khoảng 14% khối lượng thuốc BVTV, riêng lượng thuốc BVTV bám dính trên bao gói chiếm từ 1,8% - 2%, điều đó có nghĩa sử dụng càng nhiều thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại cây trồng thì lượng bao gói thuốc BVTV kèm theo thuốc BVTV thải ra môi trường ngày càng nhiều.

 



Để khắc phục hậu quả xấu do sử dụng thuốc BVTV gây ra và đạt hiệu quả - an toàn, chúng ta phải cần có kiến thức đầy đủ về đặc điểm các loại thuốc; đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài dịch hại, mối quan hệ qua lại giữa các loài trong hệ sinh thái, để sử dụng thuốc BVTV hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích, tránh được những hậu quả xấu do thuốc gây ra và giảm được khó khăn trong việc phòng trừ dịch hại. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện tốt đúng nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc, đúng cách). Sử dụng biện pháp hóa học khi thật cần thiết và phải kết hợp hài hòa giữa biện pháp hóa học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là con đường tất yếu phải đến.

Để hạn chế ô nhiễm môi trường của vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng những năm gần đây Tập đoàn Lộc Trời đã phát động phong trào “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” vận động nông dân thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng để tiêu hủy theo tiêu chuẩn. Giai đoạn 2 của Chương trình này từ năm 2017-2021 được Cục Bảo vệ thực vật chủ trì và được sự hưởng ứng đồng hành của 18 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông dược và Cty Xi măng INSEE tại Việt Nam và triển khai trên cả nước. Tiếp tục mục tiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng quan sát và xử lý tình huống dịch hại trên cây trồng cho nông dân, tuyên truyền nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường… Chương trình chọn mô hình điểm và tài trợ kinh phí lắp đặt các hố thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng trong vùng sản xuất để nông dân có nơi gom vỏ-bao bì thuốc và Chương trình có kế hoạch thu gom về nhà máy Xi măng INSEE để xử lý đúng quy trình…

 

 
 
 
 
 


 
Theo đó Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” thực hiện với mục đích xây dựng được vùng nguyên liệu nông sản sạch để phục vụ cho người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Song song đó phát huy được tiêu chí bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng nông thôn mới, giúp nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ việc không vứt bừa bãi bao bì thuốc BVTV ra môi trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng bến vững.

Hiện nay chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” này mới chỉ thực hiện một số mô hình điểm ở các Tổ hợp tác sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực hạn chế nông dân vứt vỏ bao bì thuốc bừa bãi trên đồng ruộng. Nếu mô hình này được nhân rộng thì vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn từng bước sẽ cải thiện và nông dân có ý thức hơn trong việc sử dụng thuốc BVTV.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh