Bệnh thối trái do Lasiodiplodia

Bệnh này và bệnh thán thư góp phần làm thiệt hại đáng kể trái sau thu hoạch, làm giới hạn việc vận chuyển và tồn trữ trái sau thu hoạch.
Triệu chứng:
Bệnh này thể hiện triệu chứng bằng một đốm đen bắt đầu từ cuống trái lên thịt trái ở đầu trái .
Bệnh phát triển nhanh xuống thịt trái ở các phần khác trong điều kiện ấm, ẩm độ cao, vết bệnh chuyển màu từ nâu tối sang tím đen, thịt trái bên trong trở nên mềm và ứ nước. Trái nhiễm hư hoàn toàn trong thời gian 3-4 ngày.
Tác nhân
Tác nhân gây ra bệnh này là Botryodipdia theobrome, nấm cũng có tên khác là Diplodia natalensis hay Lasiodiplodia triflorae.
Biện pháp phòng trừ
Nguồn bệnh như cành chết, vỏ cây, cuống trái nên được loại trừ.
Trái nên được thu hoạch trước khi chín với cuống trái còn dính ít nhất là 0,5 cm.
Đầu cuống trái nơi vết cắt nên quét thuốc trừ nấm như Mancozeb hay thuốc gốc đồng.
Nhúng trái trong dung dịch Borax 6% ở nhiệt độ 43oC trong 3 phút sau đó nhúng trái trong dung dịch thuốc Benomyl (600-1000 ppm) trong nước nóng 52oC trong 5 – 10 phút.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Một số điểm đặc trưng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây mít ruột đỏ lá bầu
• Tỉa cành, tạo tán đối với cây ăn trái có thật sự cần thiết?
• Trồng ớt trong mùa mưa – những điều cần lưu ý để đạt năng suất và chất lượng
• Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
• Kỹ thuật trồng chanh dây theo hướng an toàn
• Phòng trừ sâu bệnh hại xoài trong mùa nắng
• Kỹ thuật trồng na Thái đạt năng suất và chất lượng
• Một số vấn đề cần lưu ý để có vườn đu đủ năng suất cao
• Lưu ý sâu bệnh gây hại cây bòn bon Thái vào đầu mùa mưa
• Một số giải pháp canh tác cây có múi trong điều kiện hạn mặn
• Một số ghi nhận từ việc xử lý ra hoa bòn bon
• Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm trên gốc cây bình bát và phòng trừ một số sâu hại trên mãng cầu xiêm
• Một số sâu hại phổ biến trên cây Sapô trong mùa nắng nóng
• Chăm sóc vườn cây có múi trong mùa mưa lũ
• Quản lý một số bệnh thường gặp trên đu đủ