Nguồn lực tài chính để phát triển khoa học và công nghệ 2019

Thời gian qua, khoa học và công nghệ (KH&CN) đang dần khẳng định rõ vai trò là động lực và nền tảng của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh nhà. Để tiếp tục giữ được vai trò đó trong năm 2019, Bến Tre cần tiếp tục huy động các nguồn lực tài chính nhằm khai thác tiềm năng của KH&CN.

Quan trọng trong phát triển kinh tế

Sau những quyết tâm tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, với những đóng góp thiết thực của KHCN, nền kinh tế Bến Tre tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá đạt 7,05%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực.

Xét theo tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị năm 2018 đạt 16%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đóng góp ngày càng nhiều với tỷ trọng đóng góp tăng dần từ mức 22,8% năm 2015 lên mức 27,% năm 2018.

Những đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh là 24,12%. Điều này cho thấy dưới tác động của tổng hợp các nhân tố, trong đó có KH&CN, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vốn và lao động) đã được sử dụng hiệu quả hơn. Hàm lượng KH&CN và năng lực hấp thụ công nghệ có xu hướng tăng dần trong ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và trong sản phẩm từ dừa, bưởi da xanh, nghêu, tôm, bò... Năng lực cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên nhờ vào việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Cơ chế sẵn có

Thành quả đó, không thể không kể đến đóng góp của cơ chế tài về KH&CN, ngày 28/06/2016, Bộ KH&CN và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của DN đáng chú ý như linh hoạt trong hình thức tổ chức: thành lập tổ chức không có tư cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp; hoặc không thành lập tổ chức Quỹ và do cán bộ của DN kiêm nhiệm thực hiện các hoạt động.

DN tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ (trừ DN nhà nước).

Đa dạng nội dung chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ, bao gồm: Chi lương và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định; Chi phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm; Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có); Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ; Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của Quỹ; Chi cho các hoạt động của Hội đồng KH&CN của DN; Chi phí thuê chuyên gia đánh giá cho Hội đồng KH&CN của DN; Chi các khoản công tác phí phát sinh đi làm các nhiệm vụ của Quỹ; Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ và tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ do cấp có thẩm quyền của DN quyết định.

Hướng dẫn chi tiết về Hội đồng KH&CN của DN như thành phần Hội đồng KH&CN của DN để  đánh  giá  xét  chọn  hoặc nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN phải đảm bảo có ít nhất 50% số thành viên không công tác tại cơ quan chủ trì nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 02 thành viên là các chuyên gia có uy tín, trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành KH&CN được giao tư vấn, thành viên còn lại là các nhà quản lý của DN. Trong trường hợp thành viên của Hội đồng KH&CN của DN không đủ năng lực, DN có thể thuê chuyên gia để tham gia đánh giá. Số lượng thành viên của Hội đồng được quyết định căn cứ theo quy mô, mức độ phức tạp của nhiệm vụ KH&CN, nhưng tối thiểu là 05 thành viên.

Trao quyền chủ động cho DN trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN của DN. Định mức chi cho các nhiệm vụ KH&CN của DN do cấp có thẩm quyền của DN xây dựng, quyết định ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với các nhiệm vụ KH&CN được quy định tại Quy chế KH&CN của doanh nghiệp và được quyền áp dụng theo quy  định  của  Thông  tư  liên  tịch  số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC  ngày 30/12/2015 của Bộ KH&CN và Bộ Tài chính quy định  khoán  chi  thực  hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN.

Chấp nhận những trường hợp rủi ro trong hoạt động nghiên cứu KH&CN của DN: Các khoản chi nghiên cứu thực hiện dự án, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhưng sản phẩm mới không tiêu thụ được hoặc các dự án này không tiếp tục triển khai và được Hội đồng KH&CN của DN xác định vì nguyên nhân khách quan.

Khuyến khích DN chủ động thực hiện các hoạt động hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân và DN trong nước và ngoài nước.

Quỹ Phát triển KH&CN của DN Nhà nước

Tình hình đầu tư cho KH&CN trên địa bàn hiện nay có 03 nguồn chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) với mức kinh phí sự nghiệp KH&CN trung ương là 23,5 tỉ đồng, kinh phí sự nghiệp KH&CN địa phương là 19,639 tỷ đồng chiếm 0,23% tổng chi NSNN hàng năm, Quỹ phát triển KH&CN tỉnh có dư nợ cho vay 5 tỉ đồng; từ các DN tư nhân 154 tỉ đồng và từ nguồn của người dân tham gia đối ứng 6,35 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến nay DN Nhà nước trên địa bàn tỉnh chưa trích lập Quỹ Phát triển KH&CN nhằm đầu tư cho hoạt động KH&CN của DN. Năm 2018 thu thuế từ DN nhà nước khoảng 342 tỉ đồng nên khoản doanh thu trước thuế cao hơn nhiều. Các DN Nhà nước trích lập Quỹ Phát triển KH&CN của DN theo qui định với mức tối thiểu 3% thì trên địa bàn có hơn 40 tỉ đồng để đầu tư cho KH&CN hàng năm. Làm tốt việc này, vừa có vốn để cấp bổ sung và tăng quy mô cho Quỹ Phát triển KH&CN tỉnh vừa hạn chế áp lực ngân sách chi của địa phương.

Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN đã có sự đổi mới nhất định nhưng trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, rất cần một cớ chế tài chính đặc thù đối với KH&CN, để nó đủ sức trở thành hành lang thông thoáng, minh bạch và là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi