Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn

Với mục tiêu tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu, hình thành các cơ sở, trang trại nuôi trồng quy mô lớn gắn với phương thức sản xuất tiên tiến, bảo đảm số lượng, chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu thị trường, đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn theo chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

 

Gà ta thả vườn đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nông thôn.

 

Mỏ Cày Nam đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, trong đó công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ thông tin trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó huyện chú trọng trong công tác xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, huyện tổ chức thực hiện các mô hình, dự án chuyển đổi số trong nông nghiệp, tăng cường thực hiện tốt hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứng nhận mã số vùng trồng để đáp ứng thị trường tiêu thụ.

 

Bên cạnh đó huyện đẩy mạnh công tác tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp, xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, tạo sản phẩm chất lượng. Xây dựng các vườn dừa mẫu, vườn dừa giống tại các xã, hình thành các cơ sở sản xuất dừa giống chất lượng cao. Xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu tại các xã An Thạnh, An Định, Tân Trung. Hàng năm huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, ưu tiên đào tạo nghề dịch vụ, phục vụ cho du lịch sinh thái vườn và đào tạo nông dân làm kinh tế nông nghiệp.

 

Hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang.

 

Song song đó, huyện tập trung công tác hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển các mô hình du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp tại các xã Thành Thới A, Định Thủy, An Định gắn với thực hiện hiệu quả Đề án Làng dừa Mỏ Cày Nam. Đẩy mạnh triển khai công tác đào tạo lao động nông nghiệp dịch vụ, phục vụ phát triển du lịch, triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0, công nghệ truy xuất nguồn gốc, các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, huyện tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư nông thôn. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực môi trường nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Đề xuất nguồn vốn đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi thích ứng với xâm nhập mặn, các công trình thủy lợi nội đồng phục vụ trữ ngọt, ngăn mặn. Đồng thời chủ động mở rộng thị trường, thu hút các nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ. Xây dựng mã số vùng trồng phục vụ cho liên kết xuất khẩu nông sản, xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm nhằm đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, bền vững.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi
• Các giải pháp phòng chống hạn mặn, mùa khô năm 2023-2024 của ngành thủy sản