Khởi nghiệp từ chế tạo máy tự động hóa CNC và làm tranh gỗ 3D

Tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo…là những gì chúng tôi cảm nhận được từ người thanh niên trẻ miệt mài bên những chiếc máy CNC (CNC: Computer Numberial Control) với tác phẩm tranh gỗ 3D và khuôn công nghiệp in ấn. Với nhiệt huyết, lòng đam mê anh đã khởi nghiệp và rồi trở thành chủ chuyên chế tạo các loại máy CNC và gia công tranh gỗ. Anh chính là Lê Nguyễn Hải Đăng – quê tại xã Tân Thạch – huyện Châu Thành.

 Anh Lê Nguyễn Hải Đăng.
 
 
 Một trong những máy CNC được anh Lê Nguyễn Hải Đăng chế tạo.


Nhớ lại thời gian trước đây, sau khi học xong chuyên ngành cơ điện tử ở Thượng Hải – Trung Quốc 2 năm với số vốn ban đầu 250 triệu đồng, năm 2014 anh Lê Nguyễn Hải Đăng quyết định đầu tư mở xưởng chế tạo máy tự động hóa CNC và gia công tranh gỗ 3D tại xã Giao Hòa, bắt đầu hành trình khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Nhận thấy với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật hiện nay, việc điêu khắc gỗ, sắt… không còn dừng lại ở việc điêu khắc bằng tay mà còn có sự hỗ trợ của máy móc. Phổ biến nhất phải kể đến máy tiện tự động hóa CNC. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực khắc nghệ thuật và có nhiều ưu thế vượt trội như khi sử dụng máy để gia công bởi sản phẩm tạo ra đúng với bản vẽ đã thiết kế, tiết kiệm khoảng 80% chi phí gia công và thời gian, giá sẽ luôn rẻ hơn so với khắc bằng tay, giảm thiểu tối đa lỗi do con người tạo ra. Anh cho biết: “Trước khi chế tạo máy này, mình đặt các phụ tùng của nước ngoài gửi về bao gồm bo, mạch, và lắp ráp tại đây, dùng hệ điều hành phần mêm của nước ngoài để điều khiển nó. Từ lúc chế tạo máy CNC, đến nay cũng được 2 năm và mình đã bán ra thị trường cũng 10 máy trên lĩnh vực cắt sắt, tiện gỗ…”.

Từ nguồn nguyên liệu chính là những mảnh gỗ, sắt, nhôm, đồng thau, đá… qua bàn tay khéo léo của anh, các chi tiết được cắt, tỉa sắc xảo, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Với năng khiếu, kỹ năng sẵn có, cùng với sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, những tác phẩm của anh được thiết kế tinh xảo… Với chiếc máy tự động hóa CNC, sau khi nhận được đơn hàng theo yêu cầu của khách, anh Đăng  sẽ thiết kế mẫu trên phần mềm chuyên dụng, rồi dựng bản vẽ 3D, đưa mẫu vào máy tính điều khiển, sau đó cho máy chạy tự động điều khiển. Anh cho biết, để chế tạo máy tự động hóa CNC và bàn giao công nghệ cho khách mất khoảng 15 ngày, tùy theo kích thước của máy, mỗi sản phẩm anh bán với giá từ 60 – 90 triệu đồng. Từ máy tiện tự động CNC này, anh đã thiết kế các mẫu tranh 3D và đưa ra thị trường tiêu thụ được khách hàng đón nhận. Trung bình một tháng, anh gia công khoảng 80 mẫu sản phẩm, với giá bán từ 900.000 đồng – 12 triệu đồng/sản phẩm, sau khi trừ đi chi phí, anh mang về lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/tháng. “Trong chế tạo máy CNC, công đoạn khó nhất hiện nay là vấn đề vật tư, hầu như mình phải phụ thuộc vào nước ngoài. Hướng mình chọn lựa là muốn phổ biến công nghệ tự động hóa cho người dân địa phương để họ biết về công nghệ, cho ra các sản phẩm mang tính thẩm mỹ, cạnh tranh được thị trường. Ngoài chế tạo máy CNC, tôi cũng đã chế tạo thành công những cánh tay robot. Tuy nhiên, mình chỉ hợp tác cho công ty chứ chưa thể đưa sản phẩm phổ biến ra thị trường, lý do mình cần nguồn vốn.”  - Anh Lê Nguyễn Hải Đăng đã nói.

Lựa chọn khởi nghiệp từ nghề chế tạo máy tiện tự động CNC và gia công tranh gỗ, anh Lê Nguyễn Hải Đăng, đã và đang tự khẳng định hướng đi của mình trong hành trình lập thân, lập nghiệp theo phương châm “Ly nông, bất ly hương”. Anh Đăng được xem là tấm gương thanh niên biểu trong cuộc vận động “thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”, góp phần truyền cảm hứng lớn cho nhiều bạn trẻ của huyện Châu Thành trên đường lập nghiệp. Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết: “Mình muốn phổ biến công nghệ tự động hóa cho người dân. Vì vậy, nếu bạn nào muốn cập nhật công nghệ, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm miễn phí và cũng mong muốn được sự hỗ trợ từ nguồn vốn để phát triển cơ sở, hướng đến tương lai mình sẽ cho ra nhiều sản phẩm hơn về bên chế tạo tự động hóa”.

Ý chí của người trẻ biết vượt lên khó khăn để đạt được thành công luôn đáng trân trọng và mô hình ứng dụng máy tiện tự động CNC của anh Lê Nguyễn Hải Đăng đã khẳng định cho một hướng đi hiệu quả. Tin tưởng rằng, Lê Nguyễn Hải Đăng-chàng trai với khát vọng làm giàu từ chế tạo máy và gia công tranh sẽ ngày càng tiến xa và thành công hơn nữa trên con đường mình đã chọn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi