Hiệu quả từ mô hình ủ phân hữu cơ ứng dụng công nghệ ASP

Hiện nay, nhiều nông dân vẫn còn lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, làm cho đất canh tác ngày càng bạc màu, mất cân đối dinh dưỡng, năng suất cây trồng giảm và tăng chi phí sản xuất, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

 

 Ông Phan Văn Phương (bên phải) giới thiệu hệ thống ủ phân ASP.

 

Việc sử dụng phân hữu cơ thay thế cho các loại phân bón hóa học nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường cũng như hướng đến một nền nông nghiệp xanh là giải pháp đang được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc lựa chọn. Gần 1 năm nay, gia đình ông Phan Văn Phương - ấp Giồng Nâu, xã Nhuận Phú Tân không còn tốn nhiều chi phí cho việc mua phân bón hóa học để bón cho bưởi như những năm trước. Thay vào đó, ông chuyển sang sử dụng phân bò đã ủ mục để bón.

Trước kia, ngoài việc mua phân hữu cơ mua từ các nhãn hàng có trên thị trường thì gia đình ông Phương cũng mua phân bò, dê về tự ủ phân. Tuy nhiên, với cách ủ phân truyền thống nay, chất lượng phân cũng chưa như ý muốn, độ phân hủy còn chưa đồng đều, thời gian ủ kéo dài vài tháng.  Sau đó, nghe bạn ông ở Sơn Định, Chợ Lách đang thực hiện mô hình ủ phân theo phương pháp sử dụng hệ thống thông khí air systems pressure (viết tắt là ASP), ông Phương lên học học hỏi kinh nghiệm và áp dụng thực hiện.

Sản xuất phân hữu cơ theo phương pháp sử dụng hệ thống thông khí ASP có cấu tạo và qui trình vận hành khá đơn giản. Hệ thống gồm 3 phần là khối ủ, quạt gió ly tâm và hệ thống ống dẫn. Máy quạt gió ly tâm là máy bơm sử dụng quạt ly tâm hoặc quạt hướng trục Sau khi học hỏi kinh nghiệm, Ông Phương bắt đầu mua máy móc, nguyên vật liệu về xây hầm ủ với diện tích ngang 2 m, dài 3 m, cao 1 m để thử nghiệm. Sau hơn 1,5 tháng ủ thì kết quả rất thành công, tỷ lệ phân oai mục hoàn toàn.

Giới thiệu về quy trình kỹ thuật ủ phân, ông Phương cho biết: Nguyên liệu ủ là phân gia súc, gia cầm và xác bã động vật, thực vật và theo tỷ lệ 1:3 cộng với cấy men vi sinh, 6 khối phân sử dụng 5kg men vi sinh. Nguyên liệu được theo từng lớp, một lớp men trộn đều với vi sinh đến khi đống ủ đạt 1m. Hệ thống ASP được lắp đặt theo quy chuẩn kỹ thuật, mô-tơ điện vận hành quạt 2 lần mỗi ngày lúc sáng và chiều, mỗi lần 15 phút sẽ thổi khí vào bể ủ, tăng cường không khí cho vi sinh vật hoạt động. Sau thời 1 tháng rưỡi thì phân bắt đầu oai mục hoàn toàn, có thể sử dụng bón phân cho cây.

Theo ông Phương, so với phương pháp ủ truyền thồng thì phân ủ từ hệ thống ASP vẫn có nhiều tiện lợi hơn, thời gian ủ nhanh hơn, và không phải dùng nhiều sức để trộn phân, do đó thích hợp với người lớn tuổi như vợ chồng ông. 6 khối phân sau khi ủ oai còn lại được từ 4-5 khối. Qua quá trình thử nghiệm, đến nay ông Phương ủ được nhiểu đợt phân hữu cơ từ phương pháp ủ phân theo phương pháp sử dụng hệ thống thông khí air systems pressure. Ông không chỉ dùng phân bò, dê để ủ phân, mà ông còn mua thêm phân gà để ủ. Phân sau khi ủ oai ông tiến hành bón cho hơn 5 công bưởi, qua thời gian sử dụng ông nhận thấy vườn bưởi của ông phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh đất lại tơi xốp giữ được độ ẩm, chất lượng trái tốt. Từ đó, ông tốn ít chi phí mua phân hóa học hơn so với trước kia khoảng 30%. Thấy mô hình ủ phân theo phương pháp sử dụng hệ thống thông khí ASP hiệu quả, một số hộ xung quanh đến học hỏi kinh nghiệm, ông Phương sẳn sàng chia sẽ.

Việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, giúp người nông dân làm giàu ngay chính trên mảnh vườn của mình là rất cần thiết trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay. Do đó, mô hình ủ phân chuồng hữu của ông Phương cần được khuyến khích nhân rộng, góp phần giúp người nông dân tăng lợi nhuận kinh tế gia đình, vừa là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết phế phẩm nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường cùng địa phương thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn