Giải pháp nâng cao hiệu quả nhân giống bằng phương pháp ghép và chiết cành

Chợ Lách là huyện luôn đi đầu trong nghề sản xuất giống cây trồng chất lượng và đáng tin cậy. Để nghề phát triển bền vững đòi hỏi chất cây giống phải đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng, nếu đáp ứng được thì lợi nhuận của người sản xuất cây giống được nâng cao. Để đạt được một cây giống hoàn chỉnh, người sản xuất nhân giống bằng nhiều phương pháp trong đó chiết và ghép là 2 phương pháp phổ biến.

 Phối trộn Rhizoplex 3-3-3 và phân hữu cơ ủ.


Đối với phương pháp chiết cành, tỉ lệ rớt lá xảy ra khoảng 30% khi cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ vào bầu làm cho số lượng cây giống hao hụt khoảng 15-20%, những cây bị rớt lá nhiều, cần phải có nhiều thời gian để phục hồi. Đối với phương pháp ghép cành, khi bứng cây vào bầu sau ghép, cây cần 1 khoảng thời gian phục hồi khoảng 2-3 tuần, nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng, hạn, thời gian phục hồi sẽ kéo dài hơn từ đó có thể dẫn đến thời gian xuất vườn trể hơn so với dự định, một số cây có sức chống chịu kém sẽ chết, làm tỉ lệ hao hụt khoảng 10-20%. Sự thất thoát như kéo dài thời gian phục hồi, tỉ lệ hao hụt cao, cây giống chưa đạt tiêu chuẩn khi đến hạn hợp đồng,… sẽ làm giảm lợi nhuận của người sản xuất.

 Cây giống sầu riêng được bổ sung rhizoplex 3-3-3 khi vào bầu.


Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Văn Ẩn, ấp Định Bình, xã Hòa Nghĩa đã nâng cao hiệu quả nhân giống bằng cách áp dụng biện pháp kỹ thuật sau:

Đối với cây chiết, sau khi cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ chuyển vào bầu để nuôi, ông bổ sung rhizoplex 3-3-3 hoặc rhizomix vào bầu bằng cách sử dụng nấm nội ký sinh để phối trộn giá thể vào bầu (cụ thể, phối trộn 1 kg rhizoplex 3-3-3 (hoặc 4 kg rhizomix) kết hợp 30 kg phân hữu cơ ủ vào 300 kg giá thể trước khi vào bầu 7-10 ngày). Đối với cây ghép, khi cho gốc cây nguyên liệu chuẩn bị ghép hoặc cây mới ghép vào bầu nuôi, ông cũng phối trộn giá thể với lượng như cây chiết. Với giải pháp này, thời gian phục hồi của cây giống sau khi ghép, chiết rút ngắn 5-7 ngày, cây sinh trưởng mạnh hơn, tỉ lệ rớt lá giảm 50% so với trước đây; thời gian xuất vườn rút ngắn 15-20 ngày và tỉ lệ hao hụt ở thời điểm xuất vườn cũng giảm 5-10%.

 Khi bổ sung rhizoplex 3-3-3 hoặc rhizomix, nấm nội ký sinh sẽ phát huy vai trò, giúp cho cây tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của rễ, tăng sức chống chịu với điều kiện môi trường, giúp cây thích nghi nhanh hơn. Ngoài ra, thành phần nấm nội ký sinh trong rhizoplex 3-3-3 hoặc rhizomix còn có vai trò giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn thông qua hệ thống rễ được cải thiện và sự hấp thu có chọn lọc. Nhờ vậy hiệu quả nhân giống được nâng cao.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi