Tổ hợp tác nuôi thỏ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân

Xác định việc giảm tỷ lệ hộ nghèo là một trong các tiêu chí khó thực hiện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhóm hộ, tổ hợp tác, tiến tới hình thành các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Qua đó, nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, và làm giàu chính đáng. Trong đó, có xã Tân Phú, huyện Châu Thành đã phát động và thành lập các tổ hợp tác phù hợp với đặc thù của địa phương, bước đầu mang lại kết quả phấn khởi. Điển hình là tổ hợp tác chăn nuôi Thỏ - hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế.

 Anh Cao Thanh Hùng (áo xanh đoàn) bên các hội viên.


Tổ hợp tác chăn nuôi Thỏ-hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập, phát triển kinh tế hiện có 25 thành viên do anh Cao Thanh Hùng – Ấp Tân Đông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành làm tổ trưởng. Với suy nghĩ tìm giống nuôi phù hợp với địa phương, và nhận thấy thỏ là vật dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguyên vật liệu, nguồn lực địa phương; Đầu ra cho sản phẩm thỏ thịt với giá khoảng 50 ngàn trở lên/1kg người nuôi đã có lời, nên anh đã ký hợp đồng với Hợp tác xã thỏ miền Nam mua 200 thỏ nái Newzeland lai về chăn nuôi.

Sau  2 tháng nuôi, anh cho phối giống và đến tháng thứ 3 là có thỏ con. Bình quân 1 thỏ con sinh sản được  7 con thỏ con. Đến nay, đàn thỏ của tổ hợp tác đã tăng lên hơn  250 thỏ giống, và 800 thỏ con. Dự kiến trong đợt tết này xuất 700 con thỏ thịt khoảng 2 tấn, với giá bán từ 50 – 70kg/kg, người nuôi sẽ thu lợi nhuận 30 triệu đồng/3 tháng nuôi/25 hộ. Anh Cao Thanh Hùng cho biết: “Hiện tại, tổ hợp tác nuôi  thỏ Tân Phú được hợp tác xã thỏ miền Nam được hỗ trợ kỹ thuật từ lúc giao đến thu hoạch. Hiện tại thỏ ăn buổi sáng bằng thức ăn, đến trưa thì cho ăn rau và các loại rau này là các cây thảo dược nhằm giúp tăng cường sức đề kháng của thỏ. Buổi chiều thì cho ăn thức ăn và bổ sung rau thảo dược. Qua đó, thời gian chăm sóc thỏ được rút ngắn cho người nuôi”.

 
 
 Nuôi Thỏ - hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập.


Theo kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi này, đối với thỏ Newzeland, nếu cho ăn thức ăn công nghiệp, thông thường nuôi từ 3 tháng xuất chuồng, trọng lượng thỏ đạt từ 2,5 - 03kg/con. Tuy nhiên, để có được những con thỏ vừa đảm bảo về hình dáng, trọng lượng quy định và đặc biệt là sạch bệnh, Hợp tác xã thỏ miền Nam đã kiểm soát chặt chẽ quy trình chăn nuôi từ việc lựa chọn con giống, thức ăn, thuốc thú y để đảm bảo đầu ra – đầu vào đúng tiêu chuẩn. Tuy là động vật dễ nuôi, nhưng thỏ cũng rất dễ bị nhiễm bệnh đường ruột,… vì vậy tổ hợp tác đã chú trọng chuồng nuôi sạch sẽ, chuồng phải đặt ở vị trí cao ráo và sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thỏ trong mọi điều kiện thời tiết. Nếu người nuôi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, phòng bệnh, thì khi xuất bán thỏ sẽ đạt tiêu chuẩn.

Đây không chỉ là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho các nông hộ mà còn là sợi dây gắn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức, sinh hoạt Hội ở tuyến cơ sở, và thực hiện hiệu quả tiêu chí số 2 về thu nhập theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên thời gian qua, xã Tân Phú đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng trị bệnh trên thỏ. Song song đó tạo điều kiện cho các thành viên vay vốn để mở rộng chăn nuôi. Anh Cao Thanh Hùng chia sẻ thêm: “Hiện tại, tổ hợp tác đã ký hợp đồng với HTX bán 200 con nái và sẽ ký thêm 200 con nái trong thời gian tới. HTX thỏ miền Nam cũng muốn liên kết với nhiều hộ dân và tổ hợp tác sẽ là đầu mối để phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Đồng thời, chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu thỏ sạch, an toàn để xuất thịt thỏ ra thị trường an toàn, giảm lượng kháng sinh đến người tiêu dùng”.

Hiện xã Tân Phú đang vận động thêm một số hộ nghèo tham gia tổ hợp tác nuôi thỏ, để cùng tham gia chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đây được xem là mô hình hướng tới người nghèo có thu nhập thấp, không có nhiều đất canh tác để trồng các cây chủ lực kinh tế cao như chôm chôm, sầu riêng… Như vậy, từ nuôi thỏ, các thành viên tổ hợp tác sẽ tăng thu nhập khoảng 375 triệu đồng cho 25 hộ nuôi/năm.

Với tinh thần cần cù, chịu khó, cùng với sự tâm huyết và quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của người dân, xã Tân Phú đã và đang mở ra nhiều hướng đi mới cho nông dân trong phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả ngay tại địa phương. Qua đó, đã góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi