Giải pháp phối hợp trong xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng thương hiệu phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Xác định được vai trò và tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tạo bước đột phá chuyển đổi nền sản xuất nhỏ lẻ lên phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, từng bước hiện đại và xây dựng nông thôn mới, tỉnh ta đã tập trung ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ vào từng lĩnh vực khác nhau theo tinh thần của Nghị quyết 26 - NQ/T.Ư (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sở Khoa học và Công nghệ đã tích cự phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn...

Kết quả nhiều đề tài, dự án đã có tác động tích cực đến sự phát triển nền nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đã được áp dụng kịp thời, phù hợp góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi tăng năng suất chất lượng nông, lâm, thuỷ sản: Chuyển giao, tiếp nhận quy trình chăn nuôi và vỗ béo cho bò hướng thịt nhập nội và bò lai; xây dựng quy trình nhân giống các loài hoa Thược Dược, chuố và cúc Mâm Xôi bằng phương pháp nuôi cấy mô; mô hình trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh trụ đứng; cà chua Picota trong nhà lưới. Xây dựng và triển khai nhiều mô hình sản xuất có diện canh tác ít như: mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Đã đầu tư 57 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ  quy mô hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường cho người dân: Mô hình ”Nuôi lươn có bùn trong bể lót bạt”; Mô hình Nuôi cá chim vây vàng; Mô hình trồng nhãn IDO cho hiệu quả kinh tế cao. Đã tổ chức cho các huyện và thành phố 236 lớp tập huấn với khoảng 10.370 người tham dự. Qua đó  góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, nhân rộng những mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.

Cùng với đó, tỉnh đã triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ: đã xây dựng và phát triển trên 20 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý  như: cá khô - Bình Thắng, Tôm khô - Cá khô An Thủy,  rau sạch Đức Trí xã Hưng Nhượng, rau sạch Phú Nghĩa xã Phú Ngãi, nhãn Long Hòa (Bình Đại), chổi Mỹ An, lúa sạch Thạnh Phú, bánh phồng Sơn Đốc, trái măng cụt và chôm chôm Chợ Lách, nhãn hiệu chứng nhận bò Ba Tri và rượu Phú Lễ. Đặc biệt trong tháng 5/2018 vừa qua đã công bố chỉ đẫn địa lý cho 2 sản phẩm dừa xiêm xanh uống nước và bưởi da xanh Bến Tre. Việc triển khai thực hiện các dự án Sở hữu trí tuệ đã góp phần nâng cao nhận thức sâu rộng của các tổ chức, cá nhân về tạo lập quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy phát triển thương hiệu sản phẩm, duy trì danh tiếng và uy tín cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong tỉnh.

Để khuyến khích việc  ứng dụng khoa học công nghệ trong nông thôn, tỉnh  đã ban hành các chính sách, hỗ trợ kinh phí: Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2020”; Quỹ Phát triển KHCN (để đổi mới công nghệ) với lãi suất ưu đãi; Kế hoạch số 117/ KH-UBND Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2018 – 2020;  Kế hoạch số 274/ KH-UBND Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ  trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2018 – 2020 để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đổi mới chuyển giao công nghệ, đăng ký SHTT và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Với vai trò và tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tạo bước đột phá chuyển đổi nền sản xuất nhỏ lẻ lên phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, trong thời gian tới ngành KHCN tập trung các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với thông tin thị trường, giá cả sản phẩm nhằm nâng cao nhận thức của nông dân theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn thông qua các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật.
3. Phối hợp với các ngành Công thương, Kế hoạch và đầu tư tiếp tục triển khai dự án:  “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 – 2020”,  Quỹ phát triển Khoa học công nghệ của tỉnh
 4. Phối hợp với ngành Nông nghiệp tổ chức điều tra, phát hiện các mô hình hay, cách làm giỏi trong ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật để hỗ trợ phát triển và nhân rộng.

5. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hoạt động phối hợp hoạt động KHCN giữa Hội Nông dân tỉnh và Sở KH&CN: Tuyên truyền và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; vận động và hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học và công nghệ mới đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; xây dựng các mô hình chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển ngành nghề truyền thống, nghề mới, dịch vụ ở nông thôn, tập trung hỗ trợ nông dân tại các xã nghèo trong tỉnh; tôn vinh, khen thưởng các mô hình, gương nông dân điển hình có thành tích xuất sắc trong hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn