Hướng dẫn cách pha trộn phân bón gốc an toàn và hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có hơn 700 cơ sở sản xuất phân bón và có khoảng 20.000 tên phân bón khác nhau. Do đó, việc xuất hiện khá nhiều loại phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường là không thể tránh khỏi. Nhưng làm sao nhận diện, chọn lựa và sử dụng cho phù hợp với từng loại cây trồng, đảm bảo an toàn và hiệu quả là một bài toán khó cho người nông dân.

 Phân NPK thông thường có gốc Kali đỏ (Clorua kali).


Qua tìm hiểu và khảo sát một số chủng loại phân bón hiện nay trên thị trường cho thấy có rất nhiều công thức phân bón gốc như 30.9.9; 20.20.15, 20.10.10; 12.11.18… một số dạng có thêm sau đuôi chữ TE; S như 20.10.10+3S hay 30.9.9+TE…. Để sử dụng có hiệu quả và an toàn trước tiên cũng nên hiểu rõ các số và chữ viết trên bao phân, các chữ số là biểu thị hàm lượng % có được của chất đạm (N), lân (P) và kali (K), TE là các chất trung vi lượng, còn S là chất lưu huỳnh. Do đó, nguyên liệu dùng để sản xuất cũng đều xuất phát từ các hợp chất có chứa các chất đa lượng N, P, K, trung vi lượng Ca, S, Mg, Zn… nên chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào đây, còn dạng phân như thế nào thì tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và cách trộn màu nên không liên quan đến chất lượng.

 Phân thông thưởng có thêm vi lượng và gốc kali đỏ (Clorua kali).


Với phân NPK, hiện nay vẫn có nhiều dạng như phân ba màu được trộn lẫn nhiều loại phân đơn lại với nhau và phân tổng hợp là phân được kết hợp nhiều chất dinh dưỡng trong một hạt phân. Và mỗi dạng phân như trên lại có giá bán khác nhau, nhiều khi chênh lệch từ 10-20% và mỗi màu khác nhau cũng có giá chênh lệch khác nhau.

 

 Phân NPK có gốc kali trắng (Sunphat kali).


Như vậy, để có được phân bón gốc với các công thức trên mà vẫn đảm bảo đủ các hàm lượng dinh dưỡng, rẽ tiền nên tham khảo một số cách phối trộn từ các dạng phân có sẳn mà nông dân hay sử dụng như Ure (46% N), DAP (18%N và 46%P), Kali trắng (sunphat kali 50% K và 18% S), Kali đỏ (Clorua kali 60% K), còn TE có thể không cần thiết.

Ví dụ: Để có được 100kg phân 30.10.10 cần thực hiện các bước sau:
- Đầu tiên là tính hàm lượng lân (P) từ DAP, biết rằng DAP có 18%N và 46% P.
Công thức tính sau: 100 kg DAP sẽ có 46 kg P. Vậy cần 10 kg P thì lấy (10 x 100)/46 được 21,7 kg DAP (làm tròn 22kg DAP).

- Tính hàm lượng đạm (N).
+ Bước 1: Tính N có được từ 22kg DAP, biết rằng 100 kg DAP có 18% N, vậy 22 kg DAP sẽ có (22 x 18)/100 được 3,96 kg N (làm tròn 4kg N).
+ Bước 2: Tính lượng N còn lại từ Urea (lấy 30 – 4 = 26). Biết rằng Ure có 46% N.
Công thức tính như sau: 100kg Ure sẽ có 46 kg N. Vậy cần thêm 26 kg N thì lấy (26 x 100)/46 được 56,5 kg Ure (làm tròn 57kg Ure);

- Tính hàm lượng kali (K) từ kali đỏ,  biết rằng KCl có 60%K.
Công thức tính sau: 100 kg DAP sẽ có 46 kg P. Vậy cần 10 kg K thì lấy (10 x 100)/60 được 16,6 kg KCl (làm tròn 17kg KCl).

Kết quả: Để có được 100 kg phân hỗn hợp 30.10.10 chỉ cần 57kg Ure, 22kg DAP và 17kg KCl với trọng lượng chung 99 kg (còn thiếu 1kg thì thêm chất độn vào).

Với cách tính toán trên có thể phối trộn cho mọi công thức. Dưới đây là bảng phối trộn một số công thức phân bón gốc thường dùng.


Với bảng trên, để có hàm lượng dinh dưỡng sử dụng chỉ cần mua đủ lượng các loại phân Urea, DAP, Kali sẽ đáp ứng đủ nhu cầu lại rẽ tiền hơn, giảm chi phí bốc vác, vận chuyển và nguy cơ phân giả, kém chất lượng lại thấp hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn