Quản lý, nâng cao chất lượng cây giống Chợ Lách kết quả đạt được từ một đề tài nghiên cứu

Sản xuất giống cây ăn trái là một trong những thế mạnh của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Chợ Lách nói riêng, đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam xác lập vào năm 2004 là nơi nhân dân lai tạo, sản xuất cung cấp cây giống lớn nhất nước, là một thành quả thật xứng đáng và rất đổi tự hào của người làm nghề cây giống. Và từ đó cũng bắt đầu phát sinh nhiều hạn chế do nhu cầu phát triển của xã hội, nhất là trong sản xuất và quản lý còn nhiều bất cập, như việc khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng chưa được quan tâm, lại thiếu cơ sở khoa học đã làm một số cây chết hoặc mất khả năng cung cấp nguồn vật liệu nhân giống. Do đó, việc xây dựng và thực hiện đề tài “Khảo sát, chọn lọc và xây dựng vườn cây đầu dòng cây ăn trái đặc sản phục vụ cho sản xuất” là hết sức thiết thực, đã được thực hiện và kết thúc vào năm 2015, với mục tiêu chọn lọc khoảng 7/27 cây đầu dòng cá thể để xây dựng 07 mô hình vườn cây đầu dòng phục vụ sản xuất. Kết quả đã chọn lọc được 07 cây đầu dòng đáp ứng tốt những điều kiện để xây dựng vườn cây đầu dòng phục vụ sản xuất giống cây ăn trái chất lượng cao, gồm: 02 cây sầu riêng (sầu riêng Monthong và Ri6); 02 cây chôm chôm (chôm chôm Rongrieng và chôm chôm Nhãn) và 01 cây mít Nghệ Indo, 01 cây vú sữa Bơ hồng, 01 cây bưởi Da xanh; và 05 quy trình kỹ thuật nhân giống vườn cây đầu dòng tương ứng cũng được xây dựng, qua đó đã xây dựng được 07 điểm với 19 vườn cây đầu dòng, trong đó 01 điểm bảo tồn Ex-situ được đầu tư xây dựng với 1.180 cây, diện tích 17.500m2 kể cả 100m2 nhà lưới, đảm bảo đúng giống mang đầy đủ các đặc tính di truyền của cây đầu dòng.

 Mô hình vườn cây đầu dòng.


Qua gần 3 năm ứng dụng kết quả đề tài thì ngành nghề sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách đã có bước phát triển đáng kể, quy mô sản xuất có bước nhảy vọt cả chất và lượng. Đến nay, trong toàn huyện có hơn 51 cây đầu dòng với 111 vườn cây đầu dòng các loại đáp ứng đủ nguồn vật liệu ban đầu cho sản xuất cây giống xác nhận với nguồn gốc rõ ràng, diện tích tăng liên tục từ 601 ha lên 941 ha và năm 2017 đạt 1.071 ha, sản lượng từ 16,5 triệu cây năm 2016 tăng lên 38,6 triệu cây năm 2017 dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2018. Giá trị sản xuất đạt khá lớn hơn 01 tỷ đồng/ha/năm, tăng 400 triệu đồng/ha so với năm 2015. Thành quả trên, ngoài yếu tố của ngành nghề truyền thống thì đây cũng là minh chứng cụ thể nhất về chất lượng sản phẩm đã đáp ứng đúng theo yêu cầu của thị trường đối với giống cây trồng mà đề tài luôn mong muốn có được.

 Ghép cây giống.


Để tiếp tục phát huy thành quả mà đề tài mang lại, bảo vệ thương hiệu cây giống Cái Mơn, giữ vững kỷ lục Guiness Việt Nam nơi lai tạo, sản xuất và cung cấp cây giống lớn nhất nước. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ các quy phạm pháp luật về giống cây trồng, huyện tiếp tục thực hiện chương trình “Quản lý, nâng cao chất lượng cây giống Chợ Lách” với các nội dung chính như hỗ trợ xây dựng và mở rộng vườn cây đầu dòng từ những cây đầu dòng đã có; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; cập nhật, biên soạn các quy trình sản xuất cây giống phù hợp điều kiện để cấp phát cho hộ dân; tổ chức xác nhận các cơ sở đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 36 Pháp lệnh giống cây trồng. Với cách làm này, tin tưởng rằng kết quả đề tài sẽ tiếp tục được nhân rộng, ngành nghề truyền thống sẽ có bước phát triển mới góp phần cho kinh tế nông nghiệp địa phương ngày càng phát triển và bền vững hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi