Hiệu quả từ mô hình ca cao xen sầu riêng

Sầu riêng là cây ăn quả có giá trị cao, trong khi ca cao là cây công nghiệp. Cả 2 đều có chung loại nấm gây hại là Phytophthora palmivora. Trên sầu riêng nấm gây hại làm cho bộ rễ chết và gây ra bệnh xì mủ. Đối với ca cao, nấm xâm nhập làm cho thối trái, loét thân.

 Để cành sầu riêng trong vườn có xen ca cao và

ca cao được khống chế chiều cao.

  

 Để cành sầu riêng trong vườn không có xen ca cao.


Mặc dù nấm Phytophthora palmivora có cùng cây ký chủ là ca cao và sầu riêng, dễ gây bệnh, nhưng quản lý vườn tốt, nấm gây bệnh sẽ không xảy ra. Để quản lý hiệu quả vườn ca cao xen sầu riêng, cần chú ý những vấn đề sau:

Đối với cây ca cao, khống chế chiều cao bằng ½ chiều cao cây sầu riêng. Do ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng.

Đối với cây sầu riêng, từ khoảng 1/3 chiều cao cây từ mặt đất tính lên, không cho cây phân cành, tạo điều kiện thông thoáng cho ca cao phát triển. Mặt khác sự phát triển của ca cao cũng không bị ảnh hưởng đến sầu riêng khi khống chế chiều cao hợp lý.

Khoảng cách sầu riêng là 8x8m, ở giữa xen 1 cây ca cao. Về chế độ dinh dưỡng, bón phân cho cây sầu riêng theo quy trình canh tác sầu riêng, cây ca cao sẽ hấp thu. Mỗi năm bổ sung dinh dưỡng thêm cho ca cao 2 lần/năm, tùy vào tuổi cây và tình trạng cây ca cao.

Hàng năm, tỉa cành cho cây, khống chế chiều cao cây sao cho không có sự cạnh tranh về chiều cao giữa các cây. Thực hiện sau khi thu hoạch sầu riêng. Do ca cao và sầu riêng đều có đặc trưng cho trái ở thân, cành ngang nên việc tỉa cành và khống chế cây cũng thuận lợi.

Bón phân hữu cơ ủ hoai kết hợp với nấm rễ cộng sinh Rhizoplex 3-3-3 cho cây sầu riêng và cây ca cao để giúp tăng cường hệ rễ, hạn chế các nấm bệnh gây hại trong đất. Bón khoảng 10 kg phân ủ + 100 gram Rhizoplex 3-3-3 cho 1 gốc sầu riêng và khoảng 5 kg phân ủ + 50 gram Rhizoplex 3-3-3 cho một gốc ca cao) mỗi năm thực hiện 2 lần.

 Hạt ca cao được trồng xen trong vườn sầu riêng vẫn đạt trọng lượng tốt.


Với những kỹ thuật lưu ý này, ông Đặng Văn Phốp ngụ tại ấp Long Vinh xã Long Thới, huyện Chợ Lách đã thành công trong vườn ca cao xen sầu riêng (trồng từ năm 2001 đến nay). Với diện tích 1,5 hécta ca cao xen sầu riêng (khoảng 150 cây sầu riêng và 150 cây ca cao) ông thu được khoảng 200.000.000 đồng/năm đối với cây ca cao. Khoảng 600.000.000 đồng đối với cây sầu riêng. Đặc biệt là vườn sầu riêng vẫn sinh trưởng tốt và cũng khống chế được nấm Phytophthora palmivora gây hại.

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn