Quản lý sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp nhân, nuôi, phóng thích ong ký sinh trichogramma sp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Cây trồng giữ vị trí hàng đầu là lúa, kế đến là rau màu và cây ăn trái. Trong đó, cây ăn trái được xem là thế mạnh của một số địa phương như: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…. Cũng như nhiều địa phương khác trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre có nhiều tiềm năng để phát triển các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, trong đó bưởi Da xanh là một loại cây ăn trái đặc sản của tỉnh  đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một trong 12 loại cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu.

Hiện nay, diện tích và sản lượng sản xuất bưởi Da xanh của tỉnh khá lớn. Theo Niên giám thống kê của tỉnh Bến Tre 2016 thì diện tích trồng bưởi Da xanh toàn tỉnh là 6.505 ha (so với năm 2015 là 6.205 ha), sản lượng 49.090 tấn (xấp xỉ sản lượng của năm 2015: 50.762 tấn). Cùng với sự phát triển về diện tích và sản lượng bưởi Da xanh thì dịch hại cũng đồng thời gia tăng. Trong đó, sâu đục trái được xem là đối tượng gây hại tương đối quan trọng và phần lớn người dân thường sử dụng thuốc hóa học, ít quan tâm đến biện pháp sinh học. Chính vì thế Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre đã xây dựng và kết thúc đề tài “Nghiên cứu quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái bưởi tại tỉnh Bến Tre”, trong đó nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và Cách nhân nuôi ong ký sinh mắt đỏ (Trichogramma sp.) để quản lý sâu đục trái bưởi.

1. Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học ong ký sinh mắt đỏ (Trichogramma sp.)

Ong mắt đỏ Trichogramma sp. thuộc Bộ: Hymenoptera, Họ: Trichogrammatidae, Giống: Trichogramma, Loài: Trichogramma sp. Là loài đa ký chủ, có thể ký sinh trên trứng sâu đục thân lúa (Scirpophaga incertulas), sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis), sâu ăn lá trên dừa (Opisina arenosella), sâu tơ (Plutella xylostella).....
1.1 Trứng
Trứng lúc mới đẻ chưa có mắt, màu trắng, hình bầu dục. Thời gian để trứng phát triển trong khoảng 1-2 ngày (Hình 1).

 

Hình 1: Trứng ong mắt đỏ (Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre).



1.2 Ong non
- Cơ thể hình bầu dục, màu trắng, mắt bắt đầu xuất hiện và có màu đỏ nhạt (Hình 2)

 

Hình 2: Ong non mắt đỏ Trichogramma sp.

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre).

 

 

1.3 Nhộng
- Vào khoảng thời gian 5 ngày kể từ khi ký sinh thì nhộng có màu vàng, hình bầu dục, mắt đỏ tươi nhưng mắt chuyển sang màu đỏ đậm khi phát triển được 6 ngày (Hình 3)

 

 
 

Hình 3:  Giai đoạn nhộng phát triển 5 ngày (bên trái), phát triển 6 ngày (bên phải). Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre

 

 

1.4 Thành trùng
Ong mới nở mắt màu đỏ tươi, trên cánh có nhiều lông (Hình 4), vũ hóa vào sáng sớm từ 6-8 giờ, khi mới vũ hóa ong thường yếu ớt nhưng khoảng 30 phút sau ong trở nên nhanh nhẹn có thể bắt cặp và đẻ trứng ngay. Đặc biệt, ong mắt đỏ có khả năng sinh sản bằng hình thức trinh sinh, khi nở ra toàn ong đực; riêng khi ong đực giao phối với ong cái thì sẽ nở ra ong đực và ong cái. Thường ong tìm những ký chủ để đẻ, đặc biệt là sâu đục trái bưởi, sâu thuộc bộ cánh vảy, trứng ngài gạo. Sau 7 ngày vũ hóa thoát ra ngoài bằng cách phá vỡ vỏ trứng ký chủ. Vòng đời của ong mắt đỏ từ 7-9 ngày. Tỷ lệ ký sinh dao động 16-83% (tùy thuộc vào thời gian cho ký sinh trên trứng ngài gạo) và tỷ lệ trứng nở dao động từ 83.33-100%.

 

 Hình 4: Thành trùng ong mắt đỏ (Trichogramma sp.)
Nguồn: Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre


Sau khi vũ hóa ong tìm kiếm trứng của vật chủ để ký sinh (Hình 5). Trong 1 trứng vật chủ có thể chứa từ 1-3 ong non mắt đỏ nhưng phổ biến chứa từ 1-2 con ong non, rất hiếm xảy ra trường hợp có 3 ong non mắt đỏ (Hình 6, Hình 7, Hình 8)

 

 Hình 5: Thành trùng cái đang đẻ trứng

 

 Hình 6: Trong 1 trứng ngài chứa 1 ong non

 

 Hình 7: Chứa 2 ong non

 

 Hình 8: Chứa 3 ong non.


* Cách phân biệt ong đực và ong cái
Dựa vào đặc điểm bên ngoài thì ong cái thường to hơn ong đực nhưng dựa vào bộ phận sinh dục thì ở con cái có máng đẻ trứng. (Hình 9).


 Hình 9:  Phân biệt thành trùng cái (bên trái) và thành trùng đực (bên phải) Nguồn: Chi cục Trồng trọt  và BVTV Bến Tre.


2. Cách nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma sp. trên trứng ngài gạo

Chọn trứng ngài gạo: Tốt nhất chọn trứng ngài gạo được đẻ trong khoảng 1- 2 ngày để cho ký sinh.
Chọn ong ký sinh khỏe: nên chọn những trứng ngài gạo bị ký sinh có màu đen sậm vì khả năng vũ hóa ra ong trưởng thành cao. Để đảm bảo tỷ lệ ký sinh cao thì khi ong trưởng thành vừa mới vũ hóa thì bắt đầu cho ký sinh.

Thao tác cho ký sinh trên trứng ngài gạo: Chọn 100 trứng ngài gạo (số lượng trứng có thể thay đổi) dán lên giấy bìa cứng và cho vào trong ống nghiệm đã chứa sẵn  nguồn ong mắt đỏ để ký sinh. Tiếp theo, lấy mật ong chấm vào thành ống nghiệm để ong có thể hút mật trong thời gian ký sinh. Cuối cùng, dùng miếng vải mỏng phủ lên miệng ống nghiệm để ong mắt đỏ không bay ra ngoài.

Sau khi ký sinh 3-4 ngày, quan sát những trứng ngài gạo đã bị ong mắt đỏ ký sinh thường có màu đen sậm. Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự vũ hóa của ong. Nhiệt độ trong phòng nuôi thích hợp vào khoảng 26-27oC. Trong trường hợp thời tiết quá nóng bức, cho dù tỷ lệ ký sinh cao nhưng ong không vũ hóa ra ngoài được và tự chết trong trứng ngài gạo. Nếu điều kiện thích hợp, tỷ lệ ong vũ hóa rất cao và nếu quá 8 ngày mà ong không thoát ra được là chúng đã bị chết trong trứng ngài gạo.

3. Triệu chứng trứng sâu đục trái bưởi bị ong mắt đỏ (Trichogramma sp.) ký sinh

 

 

4. Cách phóng thích ong mắt đỏ (Trichogramma SP)

Trước khi vũ hóa 1 ngày (tức là ngày thứ 6 từ lúc bắt đầu ký sinh) đem phóng thích ngoài tự nhiên trứng ngài gạo đã bị ký sinh. Cho ong ký sinh sắp vũ hóa vào trong hộp nhỏ có nắp đậy, ngăn không cho nước mưa vào. Khoét 2 cửa sổ  bên hông hộp để ong bay ra ngoài. Đặt hộp ở nơi thoáng mát, khi vũ hóa ong sẽ tự động bay ra ngoài tìm ký chủ để ký sinh.

 

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn