Nghiên cứu phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre

Bến Tre là tỉnh nằm trong khu vực đồng Bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái trong đó có bưởi da xanh. Mặc khác, bưởi da xanh Bến Tre là loại trái cây được người tiêu dùng ưa thích và mang lại thu nhập cao cho người nông dân, góp phần đáng kể vào kinh tế xã hội của tỉnh. Thấy được cơ hội và lợi thế từ việc trồng bưởi da xanh, tỉnh Bến Tre đã nhiều chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại cây trồng này, trong đó có Chương trình “Phát triển trồng mới 4.000 ha bưởi da xanh”. Nhiều tỉnh khác như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương cũng đầu tư phát triển diện tích trồng bưởi da xanh.

Họp Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu đề tài.

 

 Bưởi da xanh khi chín ruột có màu từ hồng đến gần đỏ và rất ít hạt.


Từ thực tế trên, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre” nhằm mục tiêu là nghiên cứu phân tích tổng thể ngành bưởi da xanh cũng như thị trường tiêu thụ nhằm đề xuất các giải pháp phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre.

Phạm vi nghiên cứu là tình hình sản xuất bưởi da xanh chủ yếu là tỉnh Bến Tre gồm các huyện (Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm) và tỉnh Bình Dương.

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã phân tích thị trường bưởi trong nước và thế giới… Phân tích chuỗi giá trị bưởi da xanh tỉnh Bến Tre. Phân tích năng lực cạnh tranh bưởi da xanh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bưởi da xanh Bến Tre có những điểm mạnh yếu khác nhau. Điểm mạnh là chất lượng tốt, dễ bảo quản, đem lại thu nhập cao cho người dân. Bên cạnh đó thị trường bưởi da xanh Bến Tre đang đối mặt với nhiều thách thức như lượng cung tăng và tình trạng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, tình trạng sâu bệnh, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp,… Từ đó nhóm thực hiện đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển thị trường bưởi da xanh Bến Tre, cụ thể như sau: vấn đề phân phối và thị trường; vấn đề thương hiệu và xúc tiến thương mại; Chiến lược giá; Về sản phẩm; Quản trị và liên kết;… mỗi nhóm tác giả đưa ra từng giải pháp cụ thể đã tạo nên một bức tranh tổng thể về ngành hàng bưởi trên phạm vi quốc tế cũng như trong nước.

Theo các thành viên Hội đồng KH&CN nghiệm thu, đề tài có tính khoa học cao, đáp ứng mục tiêu, nội dung đề ra. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để hoạch định phát triển thị trưởng bưởi da xanh của tỉnh. Tuy nhiên, để hoàn thiện Hội đồng cũng đề nghị nhóm thực hiện rà soát, bổ sung một số số liệu, nguồn trích dẫn,… cho phù hợp.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn