Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và công nghệ Bến Tre tổ chức hội thảo hoa kiểng tại huyện Chợ Lách

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre gồm có 04 phòng chuyên môn trong đó có Khu ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Mặc dù mới đưa vào hoạt động cuối năm 2015, với diện tích gần 30 ngàn m2, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, nhân sự còn mỏng nhưng Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn đạt những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Cụ thể, Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn đã sản xuất, cung cấp nhiều loại cây giống, hoa kiểng bằng phương pháp nuôi cấy mô; trồng thành công cà chua picota trong nhà màng bằng công nghệ tưới nhỏ giọt,…

 Giám đốc Sở KH&CN ông Lê Văn Khê (thứ 2, từ phải sang) cùng các diễn giả trao đổi với bà con tại hội thảo.

 

 
 Quang cảnh hội thảo.

 

Để phát triển nhiều hơn lĩnh vực cây giống, hoa kiểng,… cho vùng đất Chợ Lách mà từ lâu được mệnh danh là “vương quốc trái cây” và “con đường hoa kiểng-cây giống”. Trung tâm đã tổ chức Hội thảo hoa kiểng tại huyện Chợ Lách, nhằm trao đổi, nắm bắt hiện trạng sản xuất hoa-kiểng trong thời gian qua cũng như những thuận lợi, khó khăn ở địa phương đồng thời tạo mối gắn kết chặt chẽ hơn nữa với bà con nông dân, liên minh hợp tác xã, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý để đạo tào, tập huấn, cung cấp sản phẩm, kỹ thuật ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường như hiện nay.

Hội thảo đã được nghe giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Trung tâm; báo cáo tham luận về hiện trạng và phương hướng sản xuất hoa-kiểng ở huyện Chợ Lách; Xu hướng phát triển và thị trường hoa kiểng Bến Tre trong tương lai.

 
 
 
  Đại biểu tham quan mô hình trồng cây giống-hoa kiểng tại Khu Ứng dụng CNSH Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách).

 

 

Theo TS Bùi Thanh Liêm-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, hiện nay phần lớn bà con sản xuất hoa-kiểng với quy mô nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình nhưng tập trung, phân vùng, tạo nên mãng lớn cho từng khu vực từ đó hình thành nên các làng nghề hoa kiểng Cái Mơn với tay nghề truyền thống, tự sáng tạo là chủ yếu. Để phát triển lâu dài, TS Liêm cho rằng việc tập trung đầu tư Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn và các khu vực lân cận là cần thiết nhằm nghiên cứu ứng dụng chuyển giao giống mới, quy trình công nghệ tiên tiến; quảng bá thương hiệu; tổ chức bán, trình diễn, kết hợp chặt chẽ giữa hoa kiểng với du lịch sinh thái,…

 
 
 Một số loại hoa (cúc đồng tiền, dã yên thảo, hoa chuông,…) trồng tại
Khu Ứng dụng CNSH Cái Mơn.

 

Phó Chủ tịch Hội sinh vật cảnh huyện Chợ Lách-Trần Minh Mẫn đề xuất giải pháp để phát triển thị trường hoa kiểng Bến Tre trong tương lai như sau: Đối với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp tham mưu cho UBND cùng cấp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hoa kiểng để hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong đó có phân khu sản xuất nguyên liệu, phân khu quy hoạch từng chủng loại, nghiên cứu đề xuất kế hoạch loại bỏ dần các sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao, hướng dẫn người nông dân áp dụng vào sản xuất. Đối với các tổ chức xã hội như hợp tác xã phải chuyển đổi hình thức hoạt động kiểu mới cùng với cơ quan chức năng quan hệ mở rộng thị trường, liên kết cơ sở cung cấp giống đưa chủng loại đa dạng về phục vụ xã viên và người sản xuất, có kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cung cấp vật tư phục vụ nông nghiệp,… Bên cạnh đó người sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh rập khuôn, lối mòn, sản phẩm an toàn,…

Ngoài các báo cáo tham luận, hội thảo còn thu hút nhiều ý kiến của đại biểu tham dự xoay quanh chủ đề về cây giống-hoa kiểng. Cụ thể bà con rất mong muốn Khu ứng dụng CNSH Cái Mơn sản xuất, cung cấp cây giống đặc biệt cây đầu dòng, các giống cây, hoa-kiểng mới, lạ để phục vụ thị trường; mở nhiều lớp tập huấn để hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây giống, hoa kiểng đạt chất lượng,…

Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ-Lê Văn Khê đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu dự hội thảo, đồng thời cũng mong muốn sau hội thảo các sơ sở sản xuất cây giống-hoa kiểng, bà con nông dân địa phương gắn kết hơn với Sở Khoa học và công nghệ đặc biệt Trung tâm để có thông tin hai chiều trong việc sản xuất, cung cấp cây giống, hoa kiểng, thị trường tiêu thụ, sản phẩm mới, lạ, những thuận lợi, khó khăn để Trung tâm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu người tiêu dùng. Mặc khác trong xu hướng phát triển như hiện nay nhu cầu xã hội ngày càng cao, trong khi đó điều kiện tự nhiên diễn biến thất thường nên việc sản xuất hoa kiểng theo tập quán xưa cũ, lối mòn khó đạt yêu cầu thị trường. Do vậy việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và hết sức cần thiết, bà con cần mạnh dạng đổi mới phương pháp sản xuất, tăng cường dịch vụ quảng bá sản phẩm, khẳng định thương hiệu. Nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ Sở sẵn sàng hỗ trợ trong phạm vi có thể của đơn vị để lĩnh vực cây giống, hoa kiểng càng đạt hiệu quả hơn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn