Ứng dụng KH&CN phát triển chuỗi giá trị xoài Tứ quý Thạnh Phú

Thạnh Phú là một trong ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre, là vùng đất đang được bồi tụ. Đặc biệt là phần diện tích bãi bồi ven biển đang được bồi cao thêm và đang lấn dần ra biển. Đất cát giồng cát phân bố ven bờ biển thành dãy hình vòng cung, có tích tụ nước ngọt trong các giồng cát vào mùa khô. Loại đất này phân bố nơi có địa hình cao 2 – 4 m, đất tầng dưới mặn, nằm ở các khu vực cồn Lớn, giồng Khâu Băng, giồng Cồn Lớn của Thạnh Phong, một phần khu vực xã Thạnh Hải. Đây là nơi tập trung dân cư, cũng là các khu vực phát triển nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) cung cấp thực phẩm cho dân cư trong vùng, cũng là nơi được phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản (đường giao thông, trạm y tế, trường học…). Đất cát vùng cửa sông ven biển hầu hết có màu vàng, vàng xám, ẩm. Loại đất này có thành phần cơ giới là cát pha thịt nhẹ, nghèo dinh dưỡng.

 

Về mặt kinh tế, có thể chia Thạnh Phú thành hai vùng. Từ thị trấn ngược lên Đại Điền, Phú Khánh là những cánh đồng lúa nước, từ thị trấn đi về phía biển là vùng đất bị nhiễm mặn. Nguồn sống chủ yếu của người dân ở đây là nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Trên những giồng cát tại một số xã ven biển như Thạnh Hải, Thạnh Phong thường trồng hoa màu, sắn… với giá trị kinh tế thấp, đời sống bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

 

Vì vậy, trong quá trình trồng thử nghiệm, xoài tứ quý phát triển tốt trên vùng đất cát ven biển Thạnh Phú, nhiều nông dân trồng sắn, dưa hấu, hoa màu... thu nhập thấp đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng xoài tứ quý.

 

Cây xoài tứ quý bén duyên với vùng đất cát ven biển Thạnh Phú, cho năng suất, chất lượng với ưu thế vượt trội, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Năm 2016, HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong được thành lập với 149 thành viên, diện tích trồng xoài tứ quý 30 ha, trong đó 16 ha được thành viên HTX trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện tại, các thành viên bán sản phẩm xoài cho HTX và ký kết với doanh nghiệp tiêu thụ có giá cao hơn thị trường khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg. Đến nay, trên địa bàn đã nhân rộng diện tích trồng xoài trên 400ha và HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong đã tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp và các thành viên HTX từ khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

 

Xoài tứ quý được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, Sở KH&CN hỗ trợ địa phương xây dựng và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu chứng nhận “xoài tứ quý Thạnh Phú” và sẽ được tổ chức công bố trong năm nay.

 

image

Mô hình 5.000m2 hộ ông Nguyễn Văn Trãi, ấp Đại Thôn,

xã Thạnh Phong.

 

Hiện tại, HTX dịch vụ - sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong được dự án AMD Bến Tre hỗ trợ hơn 1,3 tỷ đồng để đầu tư nhà xưởng, máy sấy, kho lạnh... và sản xuất thử nghiệm sản phẩm xoài sấy. Ngoài ra, HTX tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm sản xuất từ xoài như rượu xoài, mứt xoài, bánh tráng xoài..., đặc biệt là áp dụng các giải pháp công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tiến tới xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho nhà máy, hướng nông dân sản xuất theo quy trình sạch, hữu cơ để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị của xoài tứ quý trên thị trường trong nước và nước ngoài, giúp nông dân làm giàu từ cây đặc sản tại địa phương.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi