Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu lần đầu tiên thực hiện thành công thủ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

Ngày 31/10/2019, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tiến hành thực hiện thủ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn trong điều trị bệnh lý tim mạch. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu thực hiện thủ thuật này dưới sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy.

 

image
 
image

Bác sĩ phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn-

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.

 

Kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn là một kỹ thuật trong Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch can thiệp, được Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu triển khai thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 do Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển giao. Bác sĩ Nguyễn Minh Trí – Khoa lão học - tim mạch, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cho biết: Bến Tre có nhiều thuận lợi khi nằm trong Đề án Bệnh viện vệ tinh về tim mạch với Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ năm 2016 đến nay, các bác sĩ của Bến Tre đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hướng dẫn tận tình. Trong thời gian kiến tập, thực hành hơn 1 năm tại bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu được trực tiếp tham gia hỗ trợ và thực hiện thủ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho từ 4 đến 7 ca bệnh mỗi ngày. Đây là môi trường rất tốt để bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu học tập, nâng cao tay nghề và thành thục. Cùng với việc Bệnh viện Chợ Rẫy cử bác sĩ xuống hỗ trợ bác sĩ của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong 100 ca phẫu thuật đầu tiên sẽ là nền tảng để bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tự tin thực hiện thủ thuật này trong thời gian tới.  Ngoài ra, bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng đã trang bị máy C- Arm, và dự kiến năm 2020 sẽ tiếp tục trang bị các máy móc hỗ trợ trong điều trị bệnh tim mạch, đảm bảo lộ trình Bệnh viện vệ tinh tim mạch trong năm 2020.

 

Bác sĩ Kiều Ngọc Dũng - Phó Trưởng Khoa Điều trị rối loạn nhịp tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình chuyển giao kỹ thuật này nhận định: Các bác sĩ của bệnh viện được cử đi học có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt và tinh thần học tập, cầu tiến tốt. Trong 2 năm vừa qua, bác sĩ của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn tất chuyển giao và thực hiện thủ thuật này cho hơn 1.000 ca bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Và để hoàn thành chuyển giao, bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy sẽ đến hỗ trợ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu thực hiện 100 ca phẫu thuật đầu tiên. Kể từ ngày 31/10/2019.

 

Với sự chuẩn bị kỹ càng về nhân lực, vật lực và sự hỗ trợ trực tiếp của các bác sĩ chuyên ngành tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã thực hiện thành công thủ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân Nguyễn Văn Em (54 tuổi, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm) nhập viện ngày 24/10 trong tình trạng nhịp tim chậm 50 lần/1 phút, được chuẩn đoán Block nhĩ - thất độ III, huyết áp 150, đã đặt máy nhịp tim tạm thời và bệnh nhân Huỳnh Thị Màng (65 tuổi, xã Sơn Đông, TP.Bến Tre) nhập viện ngày 29/10 trong tình trạng chóng mặt, nặng ngực, được chẩn đoán hội chứng suy nút xoang. 

 

Được biết, rối loạn nhịp tim chậm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột tử, đột quỵ nghiêm trọng. Bệnh nhân khi đã có rối loạn nhịp tim bắt buộc phải được đặt máy tạo nhịp. Trước đây các ca bệnh này đều phải chuyển tuyến trên, bệnh nhân vừa phải đi xa, vừa phải tốn kém chi phí, đồng thời tăng nguy cơ đột tử. Vì thế, việc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu thực hiện thành công thủ thuật này sẽ góp phần rất lớn giúp cho người bệnh được chăm sóc, điều trị hiệu quả với chi phí thấp. Bệnh nhân Huỳnh Thị Màng, xã Sơn Đông, TP Bến Tre – ca bệnh thứ 2 được đặt máy tạo nhịp tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ: Bản thân tôi bị huyết áp, khi đi khám ở TP Hồ Chí Minh thì bác sĩ chỉ định đặt máy tạo nhịp tim với chi phí hơn 100 triệu đồng. Khoản tiền này vượt khả năng chi trả của bà. Vì thế bà quay về Bến Tre để khám theo đúng tuyến của BHYT. Tại đây, bà nhận được thông tin là Bệnh viện có thể thực hiện đặt máy với chi phí là khoảng hơn 60 triệu đồng. Chi phí hợp lý, cùng với việc được phẫu thuật ngay tại tỉnh khiến bà vô cùng vui mừng và yên tâm đồng ý thực hiện thủ thuật này.

 

Ca phẫu thuật thành công không chỉ giúp cho người bệnh sức khỏe tốt nhất, mà nó còn là hòn đá đặt nền móng cho việc phát triển trong lĩnh vực điều trị bệnh lý tim mạch của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong thời gian tới, nhất là sau khi đề án Bệnh viện vệ tinh tim mạch hoàn tất.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi