Mức độ tiếp cận cuộc CMCN 4.0 ngành ngân hàng của địa phương

Công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mà cốt lõi là công nghệ số đã giúp các ngân hàng bán lẻ tăng doanh thu vào khoảng 20% và cắt giảm hơn 30% chi phí. Các chương trình số hóa dịch vụ ngân hàng bán buôn có thể giúp các đơn vị giảm 12% khi tính tỷ lệ chi phí trên thu nhập.

 

8 ứng dụng lõi của ngành ngân hàng trong CMCN 4.0

 

Công nghệ CMCN 4.0 đã tạo ra giải pháp cũng như mang lại các cơ hội mới cho các ngân hàng nhất là các ngân hàng bán lẻ đã quyết tâm chuyển trọng tâm sang hướng vào đối tượng khách hàng với 8 ứng dụng lõi của ngành ngân hàng.

 

Quản trị rủi ro bao gồm việc có nguồn tin xác thực duy nhất trên tất cả các chức năng QTRR, nhận diện theo thời gian thực các vấn đề kiểm soát với cảnh báo và khắc phục tự động, thúc đẩy báo cáo và quyết định nhanh chóng, cải thiện và tự động hóa đảm bảo rủi ro và kiểm soát.

 

Các hoạt động giao dịch và đầu tư tự động dùng để theo dõi thị trường theo thời gian và các động lực định giá cho phép các công ty giám sát hoạt động của người giao dịch trên thị trường chính khoán, truyền thông xã hội, các nền tảng giao tiếp và điều chỉnh chính sách hợp lý.

 

Đảm bảo an toàn giao dịch thanh toán, các nhà sản xuất cấu phần thông minh cung cấp nhiều công cụ để đảm bảo giao dịch thanh toán gồm dịch vụ Visa Token, các chương trình xác thực trên sinh trắc học (công nghệ Precise BioMatch Embedded) và công nghệ truyền dẫn an toàn từ tính được phép nối với các thiệt bị đầu cuối mPOS.

 

Cải thiện dịch vụ khách hàng với cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với theo dõi tài sản cho vay, hợp đồng thông minh và các quyết định đầu tư không rủi ro, các tổ chức tài chính tín dụng có thể giảm đáng kể chi phí của các khoản vay cá nhân và kinh doanh tạo ra lực đẩy cho nền kinh tế.

 

Cảm biến số được lắp đặt bên trong các chi nhánh ngân hàng và ATM để phân tích hành vi khách hàng; báo cáo các vấn đề về khách hàng không lường trước, dịch vụ, mức độ dễ dàng trong ATM và các máy móc tự động khác đang hoạt động.

 

Sáng kiến số bán lẻ là ứng dụng đơn vị được tổ chức thành một loạt các phòng thí nghiệm, mỗi phòng chịu trách nhiệm về các chương trình cụ thể. Các phòng thí nghiệm cho phép phân phối nhanh chóng tới khách hàng cuối.

Ngân hàng bản địa số được thiết kế để mang lại các dịch vụ dựa trên di động và internet. Ngân hàng được củng cố nhờ phân tích nâng cao, cho phép cung cấp các gói sản phẩm thiết kế riêng cao độ và được xây dựng bổ sung trên nền tảng ngân hàng lõi mới với sự hợp tác của một số nhà cung cấp công nghệ tài chính.

 

Ứng dụng công nghệ Blocchain cho phép giá trị được chuyển giao mà không cần một cơ quan tập trung, kiểm soát hay một trung gian để xác thực giao dịch.

 

Áp  dụng công nghệ  giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu, tuy nhiên nhiều ngân hàng vẫn đang vật lộn để đảm bảo các chương trình số hóa mang lại lợi nhuận. Nguyên nhân chính cản trở hiệu quả của các chương trình này chính là tình trạng số hóa còn chậm, các khó khăn khi nhân rộng các giải pháp kỹ thuật số ra toàn bộ hệ thống ngân hàng.

 

Chủ động tiếp cận CMCN 4.0 của ngân hàng địa phương

 

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre là cơ quan chuyên môn của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã chủ động tiếp cận và ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, triển khai thực hiện với những nổi bật như đầu tư và vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBOS) thực hiện vai trò trung tâm thanh toán của Ngân hàng Nhà nước phục vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng và kết nối với các hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế. Phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ, giao dịch thẻ cung ứng dịch vụ chuyển mạch, bù trừ điện tử qua các phương tiện thanh toán theo lô và theo thời gian thực, phục vụ được nhiều đối tượng; thực hiện việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp trên địa bàn để phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ.

 

Đặc biệt đã xây dựng, áp dụng Bộ tiêu chuẩn thẻ chíp nội địa cho thẻ tiếp xúc và không tiếp xúc (Bộ tiêu chuẩn VCCS) và ban hành tiêu chuẩn cơ sở về đặc tả kỹ thuật QR Code trong lĩnh vực thanh toán ở Việt Nam.

 

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo; dịch vụ trung gian thanh toán; bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán; quy chế sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

 

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng công nghệ của Sharepoint với 100% các đơn vị để quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp và lưu trữ tài liệu; Công nghệ Core banking T24, Oracle Finance, ESB để quản lý toàn bộ các tài khoản tập trung của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và tài khoản của ngân hàng thương mại; Công nghệ Data Warehouse, Business Intelligence để thu thập và phân tích dữ liệu thông tin từ các đơn vị báo cáo như ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các đơn vị khác.

 

Đối với các ngân hàng thương mại đều áp dụng công nghệ Data Warehouse để thu thập, tổng hợp dữ liệu khách hàng; áp dụng dịch vụ ngân hàng tự động, ngân hàng số cung cấp dịch vụ chuyển tiền, hỗ trợ thanh toán cho người dùng qua internet hay Mobile Banking; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ khách hàng và công nghệ điện toán đám mây để xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu thông tin.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi