Nguồn nước tưới và bệnh đốm lá trên cây sầu riêng

Do nguồn nước bị nhiễm mặn nên một số nông dân tận dụng khai thác mọi nguồn nước còn sót lại trong mương vườn để tưới gốc hoặc phun qua lá. Hậu quả là làm cả vườn sầu riêng gần 3 năm tuổi của anh Lê Văn Lập xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách đã bị nhiễm nặng bệnh đốm lá. Nguyên nhân là do tận dụng ít ỏi nước mương vườn có độ mặn 0.3‰ để phun thuốc ngừa rầy hại lá, tuần sau lại phun lần 2 có bổ sung dinh dưỡng, sau đó thì triệu chứng bệnh đốm lá xuất hiện hơn 80% cây trong vườn.

 

image
Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây sầu riêng.

 

Qua khảo sát thực tiễn ngoài đồng cho thấy phần lớn các lá già đều có biểu hiện của bệnh đốm lá, đầu tiên là những vệt màu vàng bất định ven bìa lá, đuôi lá. Bệnh nặng làm vết bệnh bị hoại tử, chết khô ở bên trong, khi bệnh nặng hơn lá chuyển sang vàng và rụng sau đó. Bệnh này, ngoài tấn công trên cây sầu riêng chúng còn lây lan xuống những đám cỏ chỉ bên dưới tán cây làm cho lá cỏ bị cháy và chuyển sang tím.

 

 image
Bệnh đốm lá sầu riêng gây hại trên cỏ.


 Tham khảo tài liệu, đây là “Bệnh đốm lá do nấm Phomopsis durionis gây ra, cây sầu riêng có biểu hiện đốm giữa lá to bằng hạt đỗ màu vàng, cây chậm phát triển, khi bị tấn công lá của cây có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, bệnh thường nghiêm trọng hơn khi cây sầu riêng còn nhỏ.

 

Dấu hiệu đầu tiên khi nấm bệnh tấn công là những đốm nhỏ có màu vàng hơn màu nâu và bị hoại tử, lâu dần sẽ tăng kích thước và khiến lá cây bị rụng”.

 

 image
Cây sầu riêng bị nhiễm bệnh đốm lá.


 Sau khi phát hiện bệnh do sử dụng nguồn nưới tưới bị ô nhiễm, mang mầm bệnh. Chủ vườn được tư vấn và tiến hành trị bệnh đốm lá bằng cách dùng thuốc đặc trị với 3 lần phun cách nhau 5-7 ngày/lần, cụ thể như sau:

- Lần 1: Dùng chế phẩm Bio Top với thành phần chính là Difenoconazole và Azoxytrobin.

- Lần 2: Dùng Valivithaco (thành phần Validamycin) cộng với Mekomil (thành phần chính là Mancozeb và Matalaxyl).

- Lần 3: Dùng lại chế phẩm Bio Top cộng với KinKin (thành phần là Macozeb và Xymoxanil).

 

 image
Cây sầu riêng đã phục hồi sau xử lý bệnh.

 

Ngoài ra, còn bón bổ sung hữu cơ khoáng 14.4.9 của Công ty Huỳnh Lâm. Kết quả, bệnh đã được khống chế, ra đọt mới và cây đang sinh trưởng tốt trở lại. Đây quả là bài học trãi nghiệm cho những người làm vườn trong mùa hạn mặn.


Qua đây cho thấy, nguồn nước tưới hết sức quan trọng đối với vườn cây ăn trái, bởi nước là môi trường tốt nhất cho quá trình lây lan nguồn bệnh, nhất là bệnh Phythoptora sp gây bệnh xì mủ cho sầu riêng, chết cành cây có múi…. Do đó, để xây dựng vườn trồng cây ăn trái thì việc thiết kế mương rãnh hay hệ thống cung cấp nước là hết sức quan trọng. Nguyên tắc là dòng chảy trong mương phải một chiều có điểm vào và đầu ra tách biệt, còn dùng nước tưới hay phun qua lá cần phải lưu ý nguồn lấy nước có bị ô nhiễm bởi những vườn cây bị bệnh bên ngoài hay không.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi