Khoa học và công nghệ Bến Tre đổi mới vì một đại dương bền vững

Thưc hiện Công văn số 2445/UBND-KT ngày 20/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc Tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Trang tin điện tử Khoa học và Công nghệ Bến Tre giới thiệu đến bạn đọc bài viết Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đổi mới vì một đại dương bền vững nhằm hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm nay.

 

Tập trung cho biển


Trên cơ sở Kế hoạch số 1481/KH-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 38-CTr/TUngày 21 tháng 01 năm 2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Sở KH&CN đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 435/KH-SKHCN ngày 12 tháng 4 năm 2019 Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực KH&CN. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở KH&CN tỉnh Bến Tre đã tập trung toàn lực nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN vì một đại dương bền vững.

 

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông ngư nghiệp toàn diện như: Xét, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Bến Tre cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn thuộc khu vực phạm vi Chỉ dẫn địa lý của sản phẩm dừa uống nước Xiêm Xanh và bưởi Da Xanh. Cục Sở hữu trí tuệ đang tổ chức thẩm định đơn đăng ký 02 nhãn hiệu tập thể: Thạnh Phước” dùng cho sản phẩm Tôm sinh thái; “Tam Hiệp” dùng cho sản phẩm nhãn.

 

Xây dựng được 3 mô hình chăm sóc cây hoa giấy áp dụng tổ hợp các kỹ thuật sau: Xử lý mụn dừa bằng nước vôi 10% trước khi phối trộn, giá thể được phối trộn bằng mụn dừa, trấu, phân chuồng với tỉ lệ 3:1:1 sau đó bổ sung 60g/chậu VSV chức năng BT1 đối với chậu có đường kính 40 cm; Bón phân theo tỉ lệ; phun KNO3 khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng đã cho ra kết quả vượt trội so với đối chứng. Về hiệu quả kinh tế tăng thêm 2.556.000 đồng/100 chậu. Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò cái sinh sản tại các huyện: Ba Tri, Thạnh Phú và Giồng Trôm khá cao (7,33%) và đã xây dựng được 2 phác đồ điều trị viêm tử cung cho bò cái sinh sản.

 

Xây dựng thành công  mô hình hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã QR code cho các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh: bưởi da xanh, dừa xiêm xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển cho 16 doanh nghiệp, hợp tác xã thử nghiệm ứng dụng hệ thống tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Đồng thời  đào tạo chuyển giao quy trình quản lý, sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử và xây dựng “Quy chế quản lý việc cung ứng và sử dụng tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bến Tre”.

 

Nghiên cứu phát triển công nghệ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp từ Quỹ Phát triển KH&CN hỗ trợ thực hiện dự án: “Đầu tư xây dựng hệ thống lọc nước RO công suất 40m3/giờ- Nhà máy nước An Hiệp – N.I.D”.

 

Nghiên cứu điều tra cơ bản sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường điển hình đã đánh giá tổng thể tình hình sạt lở, bồi tụ bờ biển hiện trạng và dự báo diễn biến bờ biển trong điều kiện biến đổi khí hậu-nước biển dâng. Từ đó nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bãi bồi, bảo vệ bờ biển thân thiện với môi trường và làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển dân cư, đô thị, các công trình chính trị bờ sông và bờ biển, cảng, khu neo đậu tàu tránh trú bão, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá sự phụ thuộc và biến đổi của độ dẫn điện đất vào các độ dẫn điện nước trong đất và sông/rạch và đánh giá sự phụ thuộc và biến đổi của độ dẫn điện nước trong đất vào các độ dẫn điện đất và sông/rạch. Từ kết quả mô hình hồi quy tuyến tính trên, đã đưa ra nhận định nguyên nhân nhiễm mặn đất và nước trong đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đó đã đề xuất thực hiện các giải pháp công trình ngăn chặn xâm nhập mặn kết hợp với chuyển đổi cơ cấu trồng cây ăn trái phù hợp với xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu-nước biển dâng. 

 

Đánh giá được thực trạng đất nước và mô hình cây trồng vât nuôi hiệu quả của huyện Thanh Phú (09 mô hình được nông hộ lựa chọn tiếp tục mở rộng bao gồm 02 mô hình trồng trọt (dừa, xoài tứ quý), 03 mô hình chăn nuôi (dê, gà, bò), 02 mô hình thủy sản (tôm càng xanh, tôm thẻ công nghiệp) và 02 mô hình kết hợp (tôm sú – lúa và tôm càng xanh-lúa). Xây dựng được bản đồ số (tỉ lệ 1/25.000) phân bố mô hình cây trồng vật nuôi hiệu quả và thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Thạnh Phú và đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển mô hình cây trồng vật nuôi hiệu quả theo hướng nâng cao chất lượng và thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Thạnh Phú.

 

Ứng dụng phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới chẳng hạn kết quả giải đoán đã xác định được 7.204,1 ha diện tích đất nằm trong ranh giới, mốc giới rừng phòng hộ và đặc dụng trong đó có 5.510,4 ha đất lâm nghiệp; 336,8 ha đất giao thông, thủy lợi; 1.356,9 ha đã được sử dụng vào các mục đích khác như nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm, cây hàng năm. Kết quả giải đoán cũng đã xác định được 332,6 ha đất rừng nằm ngoài ranh giới, mốc giới phòng hộ và đặc dụng, nâng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 5.843,0 ha. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ảnh viễn thám phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã giúp phân tách được diện tích các loại đất khác nằm trong ranh giới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà từ trước đến nay điều được thống kê, kiểm kê vào diện tích đất lâm nghiệp. Ngoài việc cập nhật được hiện trạng rừng kết quả giải đoán đã cập nhật được dữ liệu nền địa lý trên khu vực rừng trong ranh giới quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng.

 

Dành trọn cho biển


Tiếp đà từ kết quả 6 tháng đầu năm 2020 và vì một đại dương bền vững Sở KH&CN đã xác định rõ mục tiêu tổng quát là đưa tỉnh Bến Tre trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh và bền vững về kinh tế biển trên nền tảng ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cụ thể đến năm 2030, phát triển nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường; đến năm 2030 giá trị sản phẩm trên 1 ha thủy sản đạt 450 triệu đồng. Có 5.100 ha diện tích vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao. 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối trượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGap hoặc chứng nhận tương đương (globalGAP, ASC, BAP,...).

 

Nhiệm vụ thứ nhất là nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông ngư nghiệp toàn diện: Ứng dụng công nghệ sinh học cho việc chọn tạo và nhân giống vật nuôi, cây trồng vùng ven biển. Xây dựng và phát triển mô hình gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - chuyển giao với sản xuất và thị trường quy mô lớn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị để hình thành các vùng sản xuất rau, quả tập trung, an toàn chất lượng cao. Cải thiện phương tiện và các phương thức đánh bắt theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hoá ngư trường và loại hình đánh bắt theo mùa, phát triển các loại hình đánh bắt chuyên có tổ chức phân công theo đoàn trong phạm vi xa bờ theo hướng hiện đại hoá nhằm ổn định năng suất đánh bắt và gia tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm đánh bắt. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giúp người dân phòng ngừa và chống lại sự xâm nhập mặn tại 03 huyện biển của Bến Tre. Điều tra đánh giá và xây dựng các giải pháp phát triển rừng ven biển.

 

Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu phát triển công nghệ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp: Hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề lựa chọn, ứng dụng, chuyển giao thiết bị công nghệ thích hợp, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng và cạnh tranh của sản phẩm nhất là sản phẩm chế biến thuỷ sản. Hổ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực quản lý, điều hành, về quản lý chất lượng và xây dựng phát triển thương hiệu. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch ven biển.

 

Nhiệm vụ thứ ba là nghiên cứu điều tra cơ bản sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng, dự báo đường bờ biển, khả năng khai thác các loại tài nguyên khoáng sản (nước ngầm, bãi bồi, cồn nổi, sa khoáng…) làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển và khuyến cáo nhân dân khai thác tiềm năng biển. Nghiên cứu các giải pháp dự báo, chủ động phòng chống dịch bệnh, thiên tai, (bão lụt, sự biến đổi dòng chảy, xói lở bờ sông, bồi lấp các cửa sông, hạn hán, xâm nhập mặn v.v...) quy trình quản lý, khai thác tổng hợp hiệu quả tài nguyên nước và công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu. Nghiên cứu, triển khai, áp dụng các tiến bộ KHKT trong vấn đề bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nhất là trong nuôi tôm sú công nghiệp.

 

Nhiệm vụ thứ tư là ứng dụng phát triển công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới như: Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tàu thuyền trên biển. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất các loại vật liệu mới từ chất thải sản xuất của các khu sản xuất công nghiệp tập trung, trong nuôi trồng thuỷ sản. Ứng dụng năng lượng mới mặt trời, năng lượng gió cho vùng ven biển và các cồn.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi