Mô hình nuôi dế thương phẩm mang lại thu nhập ổn định tại Thành Triệu

Nói đến dế, người ta thường nghĩ đây là loại để làm thức ăn cho các cơ sở nuôi chim, cá cảnh hay dùng làm mồi câu cho một số ngư dân. Ngày nay, con dế được các nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre thuần dưỡng nuôi để bán và chế biến một số món ăn đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng và đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người chăn nuôi dế. Trong đó có anh Trần Thanh Vũ, ấp Phước Hòa, xã Thành Triệu, huyện Châu Thành.

 

Anh Trần Thanh Vũ bên chuồng dế thương phẩm.

 

Nhận thấy nhu cầu thị trường cao đối với sản phẩm từ dế, tháng 3/2019 anh Trần Thanh Vũ mạnh dạn mua 3 khay giống với giá 600.000 đồng về thuần dưỡng. Do lúc đầu, chưa có kinh nghiệm nuôi, nên dế bị hao hụt, sau này, anh Vũ rút kinh nghiệm, tạo không gian chuồng cao ráo, thoáng mát, nên đàn dế tăng đàn nhanh, phát triển mạnh, ít hao hụt. Thế là anh bắt đầu chỉnh trang chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn. Đến nay, anh Vũ đã phát triển được 14 chuồng, mỗi chuồng có chiều rộng 1mét dài 2 mét chuồng, cao 0,5 mét. Bình quân 1 chuồng, nuôi đạt cho ra khoảng 15 – 19 kg dế thương phẩm. Theo anh Vũ, đây là mô hình chăn nuôi mang lại cho anh hiệu quả kinh tế, và con dế mang lại giá trị dinh dưỡng cao, thân thiện môi trường.

 

Anh Trần Thanh Vũ cho biết: “Kỹ thuật nuôi dế rất đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, không cần diện tích rộng, thời gian thu hoạch nhanh. Khi mua trứng về, khoảng 7 ngày là trứng nở, khi nở thì mình chăm sóc. Con dế rất dễ nuôi, chỉ cần nơi thoáng mát là dế có thể sinh sống được. Thức ăn chủ yếu của dế là cám gà con và tất cả các loại rau, củ, quả, dùng bình xịt tưới lan để phun sương cho dế uống nước. Người nuôi chỉ cần nuôi dế khoảng 25 - 30 ngày là có thể bán dế thịt, nuôi dế từ 35 – 55 ngày là có thể khai thác trứng. Phân dế, người nuôi có thể dùng làm phân hữu cơ lấy bón cho cây trồng”.

 

Anh Vũ cho biết, không nên nuôi dế quá lâu bởi tuổi thọ của loại dế chỉ trong vòng 60 – 70 ngày trở lại, quá thời gian đó dế tự chết vì quá già. Hiện nay, với mô hình nuôi dế thương phẩm, đã mang về cho gia đình anh Vũ nguồn thu nhập khá ổn định, với giá bán khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg, ngoài ra, trứng dế được anh bán với giá 100.000 đồng/khay, sau khi trừ đi chi phí, anh Vũ mang về thu nhập khoảng 8 triệu/tháng. Chủ yếu, dế được anh cung cấp cho các quán ăn. Tại đây, dế được sử dụng để chế biến thành những món ăn theo kiểu độc, lạ như: Dế chiên giòn, chiên bơ, dế chiên nước mắm… hoặc cung cấp dế cho các trại chăn nuôi gà, cá cảnh.

 

Nói về kỹ thuật nuôi dế, theo kinh nghiệm của anh Vũ, anh nói: “Dế là loài vật sống thành đàn, thích nghi với môi trường tự nhiên. Vì thế, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, năng suất chất lượng cao, tránh được dịch bệnh, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi mưa gió. Hiện tại, từ nay đến cuối năm, tôi sẽ phát triển thêm tăng lên khoảng 30 chuồng. Nếu ai có nhu cầu nuôi dế, có thể liên hệ tôi để tôi hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dế”.

 

Mô hình nuôi dế của anh Trần Thanh Vũ là một mô hình chăn nuôi mới tại địa phương với đầu ra ổn định, phù hợp với các nông hộ có diện tích đất ít, có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi tăng thu nhập cho người dân.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi