Sản xuất nhân tạo giống cua biển hướng đi mới cho người dân tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong những tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với quy trình sản xuất giống cua biển từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay quy trình sản xuất giống cua biển đều không được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nguyên nhân là do sự không ổn định của các chỉ tiêu kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống, ảnh hưởng của yếu tố môi trường, dịch bệnh, nguồn thức ăn...  Hiện nay, số lượng cua giống từ sản xuất nhân tạo trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, các cơ sở sản xuất giống cua biển thường có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, kinh nghiệm sản xuất cua được những người sản xuất cua trước truyền lại, người nuôi chưa nắm được kiến thức cơ bản và chưa hiểu được cơ sở khoa học trong quy trình sản xuất cua giống. Do đó, tỷ lệ thành công trong các đợt sản xuất chưa cao, quy trình sản xuất không ổn định và kém hiệu quả đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và sự đồng đều của cua giống sản xuất ra. Hơn nữa, nguồn cua giống cung cấp cho hộ nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu được mua từ các tỉnh khác như Trà Vinh, Cà Mau… Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm cua và sự phát triển nghề nuôi cua Bến Tre khi chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cua biển tại Bến Tre được cấp chứng nhận.

 

 

Kiểm tra bể ương cua giống.

 

Xuất phát từ những vấn đề này, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống Cua biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre” do ThS Dương Thị Phượng làm chủ nhiệm với mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Cua biển tại Bến Tre với các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Tỷ lệ sống ở giai đoạn Zoea (Z1 – Z5) đạt 40%.

+ Tỷ lệ sống từ giai đoạn Zoea 5 đến khi chuyển thành cua giống đạt 30%.

- Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cua biển thích ứng với vùng nuôi tại 03 huyện của Bến Tre với các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Tỷ lệ sống cua nuôi đạt 40% (từ kích cỡ 2-3cm đến ~300 g/con).

+ Năng suất cua đạt trung bình 2 tấn/ha/vụ.

-  Xây dựng 03 mô hình nuôi cua từ nguồn giống nhân tạo tại 03 huyện ven biển, năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha/vụ.

- Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua cho 10 kỹ thuật viên của nông trại sản xuất giống cua và tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cua biển cho 90 học viên/3 lớp là nông dân trên địa bàn 03 huyện của tỉnh Bến Tre.

 

 

Bể nuôi vỗ thành thục cua mẹ.

 

Tính đến thời điểm tháng 12/2021 thì đề tài đã thực hiện khoảng 50% khối lượng công việc. Đã tiến hành khảo sát và chọn trại giống thủy sản Cadet tại Bình Đại để tiến hành thực hiện các nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua biển. Đề tài đã hoàn thành thu gom cua mẹ phục vụ cho thí nghiệm: kết quả tỉ lệ cua mẹ thành thục > 80%; Tỉ lệ thụ tinh trên 80%;  Tỉ lệ nở > 80%. Đề tài đã hoàn thành các thí nghiệm về thức ăn, chất đáy để xây dựng quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn Zoea  đến  cua giống thích ứng với điều kiện môi trường tại Bến Tre: kết quả tỉ lệ sống  giai đoạn Zoea 1 đến  Zoea 5 đạt khoảng 40% ; giai đoạn Zoea 5 đến  cua giống tỉ lệ sống   đạt trên 30%. Để thực nghiệm quy trình sản xuất nhân tạo giống cua biển thích ứng với điều kiện sinh thái tại Bến Tre từ khâu thu thập, nuôi vỗ thành thục cua mẹ đến khâu sản xuất con giống nhân tạo, đề tài đã thu thập 10 cua mẹ nuôi thuần dưỡng (có 03 cua mẹ thành thục ôm trứng: trong đó có 2 cua mẹ đã nở và ương 5 hồ ấu trùng, 1 cua mẹ đang ôm trứng).

Chọn được 3 hộ dân tại xã Thạnh Phước, xã Thới Thuận huyện Bình Đại và Trại Thủy sản Cadet tham gia thử nghiệm mô hình nuôi cua và thả  28.000 con cua giống. 

 


Cua thương phẩm sau 2 tháng nuôi.

 

Những công việc còn lại của đề tài là theo dõi, đánh giá kết quả mô hình; hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cua biển thích ứng với vùng nuôi tại 03 huyện của Bến Tre; chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống cua cho 10 kỹ thuật viên của nông trại sản xuất giống cua và tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cua biển cho 90 học viên/3 lớp là nông dân trên địa bàn 03 huyện của tỉnh Bến Tre.
Kết quả của đề tài giúp Phát triển nghề nuôi Cua biển thương phẩm bằng con giống nhân tạo phù  hợp với điều kiện môi trường, vùng nuôi của tỉnh Bến Tre.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi