Chủ động phòng chống dịch bệnh trên thủy sản những tháng cuối năm
Đến tháng 9/2022, tổng diện tích thả nuôi tăng 6,66%, trong đó: nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tăng 8,10%), sản lượng nuôi thu hoạch tăng 10,57% so cùng kỳ. Việc ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm đã chủ động sản xuất về kích cỡ tôm thu hoạch theo yêu cầu của khách hàng, tôm nước lợ phát triển chủ yếu là loài tôm chân trắng có diện tích nuôi ước đạt 500 ha lũy kế đến nay 2.500 ha đạt 20% so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là 4.000 ha; sản lượng 42.000 tấn, đạt 29,17% kế hoạch. Nuôi cá tra thâm canh diện tích ước đạt 840 ha, tăng 5% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch ước đạt 203.000 tấn, tăng 6,84% so cùng kỳ.
![]() |
Ao nuôi tôm trên đất giồng cát. Ảnh: Cái Mới. |
Có được thành trên là nhờ sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp, các địa phương và các hộ nuôi, mặc dù dịch bệnh trên tôm nuôi đã gây thiệt hại: 636,15 ha chiếm 1,75 % tổng diện tích thả nuôi: tôm sú 0,5 ha, tôm thẻ 635,65 ha. Nguyên nhân gây tôm bệnh chủ yếu là bệnh đốm trắng 305,55 ha chiếm 50,9 % diện tích thiệt hại; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu 93,60 ha chiếm 14,7 % và bệnh hoại tử gan tụy cấp 219,08 ha chiếm 34,4 % diện tích thiệt hại.
Dịch bệnh trên cá tra hầu như xuất hiện trên tất cả các ao nuôi và rải rác từ lúc thả đến khi thu hoạch nhưng chưa có trường hợp bất thường nào. Trên địa bàn tỉnh có xảy ra hiện tượng nhuyễn thể chết rải rác ở các tháng đầu năm nhưng không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nghề nuôi. Riêng tháng 7/2022 có ghi nhận hiện tượng sò huyết chết bất thường ở xã Thới Thuận huyện Bình Đại với quy mô khoảng 1,7 ha. Ngành chức năng đã tiến hành lấy mẫn phân tích, kết quả xét nghiệm mẫu cho thấy không có kí sinh trùng Perkinsus gây bệnh trên sò, nguyên nhân sò chết được nhận định chủ yếu do tác động bất lợi của các yếu tố môi trường.
Do đó, để bảo vệ thành quả lao động của mình, các cấp, ngành, địa phương và các hộ nuôi trồng thủy sản cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản.